Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺBÀI 4: CÔNG CHÚA VÀ NGƯỜI DẪN CHUYỆNĐỌC: CÔNG CHÚA VÀ NGƯỜI DẪN CHUYỆN
ĐỌC: CÔNG CHÚA VÀ NGƯỜI DẪN CHUYỆN
(15 câu)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện có những nhân vật nào?
Trả lời:
Câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện” có những nhân vật sau: Giét-xi, cô giáo, mẹ của Giét-xi.
Câu 2: Ban đầu, Giét-xi được chọn cho vai diễn nào?
Trả lời:
Ban đầu Giét-xi được chọn đóng vai công chúa.
Câu 3: Cô giáo cho rằng vai nào hợp với Giét-xi hơn?
Trả lời:
Cô giáo cho rằng vai người dẫn chuyện hợp với Giét-xi hơn.
Câu 4: Mẹ Giét-xi đã làm gì khi thấy cô bé buồn?
Trả lời:
Mẹ Giét-xi đã rủ cô bé đi nhổ cỏ vườn.
Câu 5: Khi nghe mẹ nói sẽ nhổ hết cỏ và hoa dại chỉ giữ lại hoa hồng trong vườn, Giét-xi đã có phản ứng như thế nào?
Trả lời:
Khi nghe mẹ nói sẽ nhổ hết cỏ và hoa dại chỉ giữ lại hoa hồng trong vườn, Giét-xi đã ngăn cản mẹ và nói rằng loài hoa nào cũng đẹp.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với mỗi vai diễn được giao?
Trả lời:
Các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với vai công chúa:
- Giét - xi vui lắm.
- Về nhà, Giét - xi hào hứng kể cho mẹ nghe.
- Giét - xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh.
Các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với vai dẫn chuyện:
- Giét-xi thấy buồn lắm.
- Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn.
Câu 2: Vì sao Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện?
Trả lời:
Giét-xi buồn bởi vì cô đã siêng năng luyện tập, nhớ lời thoại rất nhanh nhưng khi lên sân khấu diễn thử lại không thể hiện tốt, dẫn đến việc phải đổi vai diễn chính cho bạn khác.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện là gì?
Trả lời:
Nội dung của câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện”: Thể hiện cảm xúc của Giét-xi khi nhận được các vai diễn cô giáo phân cho.
Câu 4: Theo em, mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ cỏ vườn để làm gì?
Trả lời:
Mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ cỏ vườn vì mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
Câu 5: Người mẹ đã nói gì để giúp Giét-xi quên đi nỗi buồn phải đổi vai?
Trả lời:
Mẹ nói: “Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được”.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên?
Trả lời:
Câu chuyện để lại thông điệp về vẻ đẹp riêng của mỗi người trong cuộc sống và thế mạnh của từng cá nhân. Từ vẻ đẹp, thế mạnh riêng ấy phải biết phát huy nó đúng nơi đúng chỗ thì chúng mới được tỏa sáng và phát huy hết mức.
Câu 2: Em học được điều gì từ câu chuyện?
Trả lời:
- Chấp nhận sự thật rằng không phải cái gì mình làm cũng tốt nên phải biết khiêm tốn và không ngừng học hỏi.
- Phải biết phát huy thế mạnh của bản thân.
Câu 3: Đoán xem Giét-xi cảm thấy thế nào khi trò chuyện cùng mẹ?
Trả lời:
Giét-xi ban đầu vẫn cảm thấy buồn vì bị thay vai diễn, nhưng khi nói chuyện với mẹ cô cảm nhận được mỗi loài hoa lại có một vẻ đẹp riêng, và đã hiểu thế mạnh của bản thân mình. Vậy nên Giét-xi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, tự tin vào bản thân hơn.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào về những nét riêng của bản thân mình?
Trả lời:
Chúng ta nên chấp nhận, tự tin và tự hào về điều đó. Vì đó là điểm tạo nên sức hút của bản thân ta.
Câu 2: Nếu như thấy bản thân có điểm khác biệt so với người khác, em nên làm gì?
Trả lời:
- Tự tin về điểm khác biệt của bản thân.
- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, hoàn thiện bản thân.
à Chỉ khi đó, em mới tỏa sáng và được mọi người quý mến.