Trắc nghiệm bài 2.1: Thực hành tiếng việt
Ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2.1: Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
1. NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1. Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh.
C. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 2. Vế A trong phép so sánh là:
A. Sự vật được so sánh
B. Sự vật dùng để so sánh
C. Phương tiện so sánh
D. Không có ý nào đúng cả
Câu 3. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A. Một kiểu
B. Hai kiểu
C. Ba kiểu
D. Bốn kiểu
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1. Em hãy cho biết nghĩa của từ “nhô” trong câu thơ:
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
A. Động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh (mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối).
B. Tính từ, chỉ việc một vật vượt lên trên, cao hơn các vật khác.
C. Tính từ, chỉ đặc điểm cao hơn, mạnh hơn của một sự vật (mặt trời).
D. Động từ, chỉ việc vươn lên, vượt trội hơn của sự vật (mặt trời).
Câu 2. Em hãy ghép các biện pháp tu từ (bên trái) với khái niệm tương ứng (bên phải).
Biện pháp tu từ Khái niệm
1. Nhân hóa a. là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
2. So sánh b. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Điệp ngữ c. là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
Câu 3. Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 50)
A. Biện pháp tu từ so sánh đã cụ thể hóa hình ảnh của thiên nhiên, tạo vật khiến cho câu thơ thêm sinh động.
B. Biện pháp tu từ so sánh đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh.
C. Biện pháp tu từ so sánh đã cụ thể hóa hình ảnh của thiên nhiên, tạo vật khiến cho mọi vật nhỏ lại, thật dễ thương trong mắt trẻ thơ, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh.
D. Biện pháp tu từ so sánh đã khiến mọi vật trở nên sinh động, có hồn.
Câu 4. Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đồng bằng
B. Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh
Câu 5. Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa, sãi tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Kiến hành quân đầy đường
D. Bố em đi cày về
Câu 7. Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
A. Áo chàm đưa buổi phân li
B. Người cha mái tóc bạc
C. Ngày Huế đổ máu
D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 9. Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1. Em điền từ gì vào câu “Mai em sẽ đi… viện bảo tàng quân đội?”
A. thăm quan
B. tham quan
C. du lịch
Câu 2. Từ nào kết hợp được với “như lim”?
A. Đỏ
B. Đen
C. Nâu
D. Chắc
Câu 3. Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp?
A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.
B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.
C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.
D. Vầng trăng tròn sáng như gương.