Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ
(15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về biện pháp tu từ đảo ngữ (khái niệm, đặc điểm, tác dụng, ví dụ,…)

Trả lời:

- Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có của các thành phần câu. 

- Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét,...), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói. Sắc thái tu từ được thể hiện ở thành phần đảo. 

- Ví dụ: 

+ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán/ Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. (Hồ Xuân Hương); 

+ Từ những năm đau thương chiến đấu/ Đã ngời lên nét mặt quê hương. (Nguyễn Đình Thi); 

+ Gần trưa tan cuộc bình văn. (Ngô Tất Tố), 

+ Trên ngấn biển nhô dần lên một chiến hạm tàu (Nguyễn Tuân)

 

Câu 2: Biện pháp tu từ đảo ngữ có những hình thức nào? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đảo ngữ có hai hình thức cơ bản: đảo các thành tố trong cụm từ và đảo các thành phần trong câu. Tác dụng chính của biện pháp tu từ này là nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước. Ví dụ:

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

+ Thông thường, trong tiếng Việt, tính từ “thăm thẳm” được đặt sau cụm từ “rừng sâu”. Nhưng ở dòng thơ thứ nhất, tính từ “thăm thẳm” đã được đảo vị trí lên trước nhằm nhấn mạnh không gian hoang vắng, nguyên sơ của rừng già.

+ Tương tự, ở dòng thơ thứ hai, có sự thay đổi trật tự cú pháp của hai thành phần trong các vế câu: vị ngữ (“bập bùng, trắng”) được đảo lên trước chủ ngữ (“hoa chuối, hoa ban”). Việc đảo trật tự này có tác dụng làm nổi bật màu đỏ của những bông hoa chuối rừng như ngọn lửa giữa ngàn xanh và không gian tràn ngập sắc trắng của hoa ban.

 

Câu 3: Chỉ ra câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Trả lời:

Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Ở câu đầu, “lặn lội” thông thường đặt ở phía sau “thân cò” nhưng trong câu này đã được đảo lên trước.

- Ở câu sau, “eo sèo” thông thường đặt ở phía sau “mặt nước” nhưng trong câu này đã được đảo lên trước.

 

Câu 4: Chỉ ra câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:

Xóm làng xanh mát bóng cây.

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.

Trả lời:

Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Ở câu đầu, “xanh mát” và “bóng cây” đổi chỗ cho nhau.

- Ở câu sau, “trắng cánh” và “buồm bay” đổi chỗ cho nhau.

 

Câu 5: Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:

“Chị Dậu về đến đầu nhà đã nghe tiếng khóc khàn khàn của hai đứa trẻ. Sấp ngửa, chị chạy vào cổng, quẳng cả rổ mẹt, mê nón xuống sân, rồi vội vàng chị vào trong nhà.”

Trả lời:

Câu văn thứ hai sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ (“sấp ngửa, chị chạy vào cổng”; “vội vàng chị vào trong nhà”).

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

  1. Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ.
  2. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ tìm được ở ý a. (nếu có).

Trả lời:

  1. a) Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
  2. b) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chứ” và từ "tiều" đặt sau "vài chú", nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ "chợ" đặt sau từ "mấy nhà", nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

 

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

  1. Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ.
  2. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ tìm được ở ý a. (nếu có).

Trả lời:

  1. a) Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
  2. b) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ:

+ Câu 3, 4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.

 

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Trả lời:

Các từ ngữ “bỏ nhà, lơ xơ, mất ổ, đáo dác” được đảo vị trí có tác dụng nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến; thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.

 

Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau:

Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

Trả lời:

Từ “leng keng” được đảo vị trí gợi ấn tượng về những âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa và thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương. 

 

Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Trả lời:

Các từ “ồn ào”, “tấp nập” được đảo vị trí có tác dụng nhấn mạnh không khí đông vui, nhịp sống sôi động nơi làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá, bình yên trở về sau chuyến ra khơi.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

“Chúng nó đã giở ra với chị biết bao là trò mua vui. Nào nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn. Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành.”

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở câu thứ 3: “những cuộc vui ấy” được đảo lên trước. 

- Tác dụng: Liên kết chặt chẽ câu thứ 3 với các câu trước đó. “Những cuộc vui ấy” chỉ “nhảy nô, hú tim,…”

 

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

“Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế này thì chỉ ăn cháo hành. Hành thì nhà thị may lại còn.”

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở câu thứ 3: “hành” được đảo lên trước. Ở đây có sử dụng thêm từ “thì” để cho câu được tự nhiên.

- Tác dụng: Liên kết chặt chẽ câu thứ 3 với các câu 2 đã đề cập đến “hành”.

 

Câu 3: Câu sau đây có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ không? Vì sao?

“Choáng váng với những gì mình đã chứng kiến, Hoa dần mất đi niềm tin vào cuộc sống.”

Trả lời:

Câu không sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ. Phần “choáng váng với …” chỉ là một cách rút gọn hay theo một số tài liệu thì đây là thành phần khởi ngữ. Có thể viết lại câu là: “Hoa choáng váng với những gì mình đã chứng kiến nên dần mất đi niềm tin vào cuộc sống”.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tìm trong các tác phẩm văn học những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Trả lời:

Biện pháp tu từ đảo ngữ là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong thơ ca nên em có thể tìm được một cách dễ dàng.

Một vài câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ này:

- Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. (Trần Tế Xương)

- Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả / Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Huy Cận)

- Đã tan tác những bóng thù hắc ám / Đã sáng lại trời thu tháng Tám. (Tố Hữu)

 

Câu 2: Hãy đặt câu / làm thơ / viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Trả lời:

Hãy chú ý đến đặc điểm thường thấy của các câu văn, câu thơ sử dụng biện pháp tu từ này.

Ví dụ: Lao xao làn gió thổi qua tán lá. Rì rào cơn mưa đầu mùa hạ.



=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Biện pháp tu từ đảo ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay