Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 (bản 2) chân trời Chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2
BÀI 3: XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN CÁC MỐI QUAN HỆ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em mối quan hệ là gì?
- Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- Mạng xã hội có thể hiểu là một ứng dụng tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu giúp mọi người dễ dàng đăng tải thông tin.
- Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin.
- Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
- Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
Câu 3: Học sinh có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè là người:
- Có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác.
- Có kĩ năng giao tiếp, hướng ngoại.
- Có những khó khăn nhất định trong cuộc sống.
- Có sức khỏe và được giao nhiệm vụ của lớp.
Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- Người có thể làm chủ luôn hành động theo suy nghĩ, ý thích của mình
- Người có thể làm chủ luôn có cái tôi lớn, không chịu lắng nghe người khác
- Người có thể làm chủ luôn cho mình là đúng, không quan tâm đến ý kiến của mọi người.
- Người có thể làm chủ có khả năng kiềm chế được những ham muốn của bản thân.
Câu 5: Theo em thế nào được coi là làm chủ?
- Kiểm soát mọi cảm giác, hành vi của mình trong mọi trường hợp để không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Kìm nén mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.
- Kiểm soát hành vi của mình trong mọi trường hợp để không gây ra hậu quả.
- Kiểm soát mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.
Câu 6: Hành vi bắt nạt học đường là gì?
- Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
- Dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh.
- Dùng sức mạnh tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối.
- Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
Câu 7: Đâu là cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội?
- Đưa ra những bình luận theo phong trào đám đông.
- Tham gia các nhóm kín theo lời mời, giới thiệu của bạn bè mà không cân nhắc về nội dung.
- Chủ động kết bạn với những người không quen biết.
- Kiên định, khéo léo từ chối khi bạn rủ tham gia vào các hành vi phạm pháp.
Câu 8: Theo em, thế nào là kỹ năng từ chối gì?
- Sử dụng ngôn ngữ và thái độ để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thích.
- Sử dụng cử chỉ, hành động bạn cho là phù hợp để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không muốn thực hiện một công việc.
- Sử dụng ngôn ngữ, hành động để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
- Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và thái độ đúng mực để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
Câu 9: Vai trò của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội là gì?
- Tạo không khí vui tươi cho mỗi buổi học, hoạt động ngoài trời.
- Nâng cao vị thế và sự tin tưởng của thầy cô, bạn bè đối với mình.
- Thể hiện cá tính của bản thân.
- Hòa nhập với thầy cô, bạn bè từ đó có môi trường học tập và vui chơi thoải mái.
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội?
- Chưa có lập trường và thiếu tự tin.
- Cởi mở, giao tiếp với mọi người.
- Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
- Làm chủ được cảm xúc, hành động để giải quyết bất hòa.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống?
- Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung.
- Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn
- Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?
- Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.
- Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực
- Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ
- Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?
- M gợi ý cùng nhóm bạn đi xem phim thay vì đi chơi công viên.
- A nói không khi N rủ đi tắm sông vì thời tiết hôm nay nắng nóng.
- Q hẹn H hôm khác đi xem phim vì Q còn phải giúp mẹ làm việc nhà.
- N khuyên B nên để dành tiền mua sách vở thì hợp lí hơn là mua đồ chơi.
Câu 4: Đâu không phải là cách đúng để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò ?
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
- Bắt ép bạn giúp đỡ mình lúc mình không làm được bài.
- Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao cho.
- Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
Câu 5: Đâu không phải là việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
- Tham gia các phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc.
- Tham gia các hoạt động tham quan, triển lãm do nhà trường tổ chức.
- Viết báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Tổ chức cuộc thi sáng tạo bộ ảnh về chủ đề Trường học thân thiện, học sinh tích cực. .
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Bạn bè với nhau có thể nhờ vả bất cứ chuyện gì, kể cả làm bài tập hộ.
- Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường.
- Một mối quan hệ tốt phải dựa trên sự chân thành, tin tưởng từ cả hai phía.
- Không nhất thiết phải thể hiện trách nhiệm chung với lớp mới có thể giữ mối quan hệ bạn bè.
Câu 2: Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị xử lí như thế nào?
- Có thể bị xử lí hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí dân sự.
- Chịu sự khiển trách của nhà trường, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí hành chính.
- Do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ chịu sự khiển trách của nhà trường, đồng thời đền bù thiệt hại cho nạn nhân.
- Có thể bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra hành vi nguy hại đến nạn nhân nghiêm trọng có thể bị xử lí hình sự.
Câu 3: Lan rủ Hà đi sau giờ học qua nhà bạn ấy để chơi nhảy dây. Hà đáp “Hôm nay mình còn phải đi thăm bà. Hẹn bạn khi khác nhé”. Hà đã sử dụng cách từ chối trong tình huống nào?
- Tình huống vượt quá khả năng.
- Tình huống nguy hiểm.
- Tình huống không phù hợp với sở thích cá nhân.
- Tình huống không phù hợp với nhu cầu.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: T là bạn thân của H. Dạo gần đây T thường xuyên nhờ H chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là H, em sẽ làm gì?
- Tìm hiểu lí do tại sao T lại nhờ vả mình. Nếu T gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết.
- Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà.
- Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp T.
- Báo với thầy cô giáo để phạt bạn T.
Câu 2: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
- Quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe
- Quyền bất khả xâm phạm về tải sản, nhân phẩm, danh dự
- Quyền tự do ngôn luận, quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự
- Quyền tự do dân chủ, quyền bất khả xâm hại về tính mạng và sức khỏe
=> Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) chủ đề 3 tuần 12: Hoạt động 5, 6, 7