Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 5: Phát triển cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Phát triển cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

 

BÀI 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em, thiện nguyện là gì?

  1. Là một hoạt động chia sẻ niềm vui với những người kém may mắn hơn.
  2. Là hành động tốt đẹp, thiện lành xuất phát từ tâm nguyện muốn giúp đỡ những người xung quanh.
  3. Là hành động động viên tinh thần những người gặp khó khăn xung quanh.
  4. Là hàng động từ thiện để lấy được sự yêu thích, niềm tin của mọi người.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Chỉ dành cho những người có điều kiện về kinh tế và thời gian rảnh rỗi.
  2. Chỉ những người trên 18 tuổi đủ điều kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật mới được tham gia.
  3. Bất kì ai cũng có thể tham gia vào hoạt động thiện nguyện nếu bản thân muốn.
  4. Chỉ dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Câu 3: Em hiểu nhân ái là gì?

  1. Tình cảm đặc biệt giữa hai người với nhau, khi một trong hai gặp khó khăn người kia dang tay trợ giúp .
  2. Tình yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
  3. Sự trao đổi về lợi ích giữa hai hay nhiều bên với nhau.
  4. Là sự giúp đỡ và biết ơn khi được một người khác quan tâm khi gặp hoạn nạn.

Câu 4: Cộng đồng là gì?

  1. Là một nhóm cá thể tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
  2. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
  3. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là không có chung các mối quan tâm.
  4. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.

Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  1. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện sức mạnh của chúng ta với cộng đồng.
  2. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện vị thế của chúng ta với cộng đồng.
  3. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện ý thức của chúng ta với cộng đồng.
  4. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Điều đó thể hiện trách nhiệm của chúng ta với cộng đồng.

Câu 6: Theo em, khi chia sẻ về kế hoạch truyền thông về văn hóa giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội em đã tham gia cần chú trọng vào ý chính nào?

  1. Tên hoạt động, địa điểm tổ chức hoạt động, cảm xúc của em.
  2. Tên hoạt động, thuận lợi khi thực hiện, công việc đã làm.
  3. Tên hoạt động, hình thức, thời gian.
  4. Mục tiêu, nội dung, hình thức, đối tượng của hoạt động.

Câu 7: Đâu là các ý chính em cần chú trọng khi chia sẻ về các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương em đã tham gia?

  1. Tên hoạt động, mong muốn khi tham gia, công việc đã thực hiện
  2. Tên hoạt động, lí do tham gia, thuận lợi khi tham gia, công việc đã thực hiện
  3. Tên hoạt động, lí do tham gia, khó khăn khi tham gia, công việc đã thực hiện
  4. Tên hoạt động, lí do tham gia, mong muốn khi tham gia, công việc đã thực hiện.

Câu 8: Khi gặp khó khăn trong khi tham gia hoạt động phát triển cộng đồng em cần làm gì đầu tiên?

  1. Tự mình giải quyết những khó khăn đó.
  2. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tổ chức hoạt động.
  3. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè.
  4. Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn.

Câu 9: Theo em như vì sao cần truyền thông về văn hóa mạng xã hội?

  1. Thúc đẩy chuyển đổi số đến với người dân
  2. Giúp mọi người tự do ngôn luận không cần phải sợ hãi, e dè. .
  3. Tạo môi trường cho mọi người thoải mái kết bạn.
  4. Góp phần nâng cao cách ứng xử, ngôn ngữ văn minh trong môi trường ảo.

Câu 10: Vai trò của các hoạt động thiện nguyện là gì?

  1. Giúp đỡ người khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
  2. Tạo ra sự uy tín cho một cá nhân, tập thể để phục vụ mục đích khác.
  3. Tạo ra sự nổi tiếng cho cá nhân.
  4. Nhận được sự tin yêu của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách  phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?

  1. Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.
  2. Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.
  3. Quyên góp tiền để xây dựng trường học.
  4. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?

  1. Là trách nhiệm với cộng đồng.
  2. Là hành động thể hiện tình yêu thương. .
  3. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.
  4. Là một hành động đẹp từ tấm lòng.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không cần thiết khi lên kế hoạch thiện nguyện?

  1. Giới hạn thành viên tham gia hoạt động thiện nguyện.
  2. Hinh thức tổ chức hoạt động thiện nguyện.
  3. Thời gian tổ chức hoạt động thiện nguyện.
  4. Mục đích của hoạt động thiện nguyện.

Câu 4: Ý nào là không đúng khi nói về thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng?

  1. Gương mẫu chấp hành các quy định của cộng đồng.
  2. Tham gia các hội nhóm không minh bạch.
  3. Tham gia tích cực các hoạt động phát triển xã hội.
  4. Tích cực tham gia tuyên truyền về Hiến pháp và pháp luật.

Câu 5: Đâu không phải là biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng?

  1. Giới thiệu về hoạt động.
  2. Lập kế hoạch hoạt động phù hợp.
  3. Xây dựng nòng cốt, điều hành tổ chức.
  4. Kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Để tham gia hoạt động thiện nguyện em có thể tham gia vào hoạt động nào?

  1. Xây dựng khu dân cư xanh- sạch-đẹp.
  2. Tham gia hoạt động văn nghệ địa phương.
  3. Phát cơm và quần áo cho người vô gia cư.
  4. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ khó khăn.

Câu 2:  Để tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương, em có thể tham gia vào hoạt động nào?

  1. Đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ em nhỏ vùng cao.
  2. Mở hội chợ từ thiện.
  3. Tham gia hoạt động hiến máu.
  4. Giúp đỡ người già neo đơn tại địa phương.

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?

  1. Nhiều người không có thời gian tham gia hoạt động cộng đồng.
  2. Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng..
  3. Hầu hết mọi người thờ ơ với các hoạt động cộng đồng.
  4. Hầu hết mọi người không được chào đón khi tham gia hoạt động cộng đồng.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

  1. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.
  2. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
  3. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
  4. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 2: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?

  1. Hà là người không biết nghĩ.
  2. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm
  3. Hà là người vô tâm.
  4. Hà nghĩ cho lợi ích sức khỏe của bản thân.

 

 

=> Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 5: Phát triển cộng đồng - Tuần 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay