Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 4 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VÀ CẢNH QUAN 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(13 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trong văn bản thông tin, việc trích dẫn có tác dụng gì? Có những kiểu trích dẫn nào?

Trả lời:

Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:

– Trích dẫn trực tiếp:

Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019).

– Trích dẫn gián tiếp:

Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng...

 

Câu 2: Hãy trình bày cách lập danh mục tài liệu tham khảo?

Trả lời:

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA:

- Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317–326. 

- Nguyễn Văn Trung. (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.

- Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen- muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html.

 

Câu 3: Hãy trả lời các câu hỏi sau về infographic (đồ hoạ thông tin):

  1. a) Khái niệm và tác dụng
  2. b) Theo em, có thể sử dụng hình thức trình bày này vào những hoạt động nào trong học tập?

Trả lời:

  1. a) - Infographic (đồ hoạ thông tin) là văn bản đa phương thức được thiết kế dưới dạng một bức đồ hoạ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ với hình ảnh, biểu đồ, số liệu,... nhằm truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, trực quan, sinh động.

- Ngoài việc truyền đạt thông tin, infographic còn chú ý tạo sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận bằng hiệu quả thẩm mĩ của hình thức trình bày như màu sắc, đường nét,...

  1. b) Có thể áp dụng vào: 

- Trình bày các nội dung chính của một bài học

- Trình bày các thông tin mà nếu chỉ dùng chữ viết không sẽ khiến người đọc khó hình dung

- Trình bày các thông tin có tiến trình, có sự phân loại,…

 

Câu 4: Hãy trình bày khái niệm và tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được những yêu cầu gì?

Trả lời:

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

- Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:

+ Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.

+ Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.

+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.

+ Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,... trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).

 

Câu 5: Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có những gì?

Trả lời:

- Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013). Rõ ràng, toàn cầu hoá có những tác động mạnh mẽ đến văn hoá giới trẻ, mà một trong những khía cạnh tiêu biểu là văn hoá giải trí của họ.

Trả lời:

Những phần trích dẫn:

- Nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. => Trích dẫn gián tiếp

- Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ... => Trích dẫn trực tiếp

 

Câu 2: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

Liên minh châu Âu đang dự định kế hoạch áp đặt trừng phạt đối với các doanh nghiệp bên ngoài châu Âu không tham gia vào lệnh cấm vận mà EU ban hành với Nga.

Các chuyên gia gọi đây là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ". Gói trừng phạt thứ 11 được thiết kế với mục đích cắt đứt nguồn cung nguyên vật liệu và công nghệ cần thiết cho chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine.

Trả lời:

- Phần trích dẫn trong đoạn trích: là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ".

=> Trích dẫn gián tiếp

 

Câu 3: Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của người Việt và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên.
  2. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?
  3. Chỉ ra tác dụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản.

Trả lời:

  1. a) Các loại phương tiện phi ngôn ngữ trong: 

- Văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một: hình ảnh, sơ đồ, số liệu

- Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt: hình ảnh

  1. b) Các phương tiện này được trình bày tương ứng với phần nội dung văn bản nó thể hiện, tức là, ví dụ đoạn 1 trình bày về vấn đề A thì sẽ có hình ảnh về vấn đề A. Trong văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt, các hình ảnh còn được xếp cạnh nhau để giúp người đọc có thể nhận thấy sự khác biệt.
  2. c) Các phương tiện giúp người đọc dễ dàng hình dung và theo dõi văn bản.

 

Câu 4: Tìm một văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (lưu ý dẫn nguồn đầy đủ). Cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và tác dụng của phương tiện ấy trong văn bản.

Trả lời:

- Các em có thể dễ dàng tìm kiếm văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trên các trang báo, tin tức, tạp chí, bách khoa toàn thư,…

- Tác dụng chủ đạo của các phương tiện phi ngôn ngữ là giúp người đọc dễ dàng hình dung, theo dõi văn bản.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Giờ Trái Đất năm 2022:
Kiến tạo tương lai – bây giờ hoặc không bao giờ

Hà Nội (Thông tấn xã Việt Nam, 26/3): Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng “Chiến dịch Giờ Trái Đất” năm 2022 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 26/3/2022 với thông điệp “Kiến tạo tương lai – bây giờ hoặc không bao giờ” nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.

  

 

  1. Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản?
  2. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.

Trả lời:

  1. a) Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: biểu đồ
  2. b) Sự kết hợp này giúp người đọc dễ dàng đọc, hình dung và nhận xét. Giả sử nếu như lượng điện tiết kiệm được trình bày thành chữ viết thay vì dùng biểu đồ thì có thể khiến người đọc phải suy nghĩ nhiều về các con số. Việc kết hợp này cũng giúp cho văn bản trở nên sinh động hấp dẫn, thu hút người đọc.

 

Câu 2: Quan sát văn bản sau và thực hiện yêu cầu.

  1. Những thông tin chính nào được trình bày trong văn bản Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
  2. b) Các thông tin được sắp xếp theo trình tự và bố cục như thế nào? 
  3. c) Phân tích hiệu quả sử dụng phối hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản.

Trả lời:

  1. a) Những thông tin chính: khái niệm và các lĩnh vực ứng dụng của AI
  2. b) – Phần giới thiệu chung và khái niệm được đặt ở đầu.

- Các lĩnh vực ứng dụng được trình bày theo kiểu dạng sơ đồ tư duy với một điểm làm trung tâm và các đường nhánh.

- Mỗi một mục có các hình ảnh, biểu tượng đi kèm.

  1. c) Sự phối hợp này giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn; giúp người đọc dễ dàng theo dõi, ghi nhớ văn bản.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc 2 văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Văn bản 1:

Văn bản 2:

Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền thơ cách mạng Việt Nam từ sau năm 1945.

Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ, luôn thể hiện khát khao hoà điệu với cuộc đời và tạo vật. Tiếp thu đồng thời tinh hoa của nền thơ truyền thống phương Đông và nền thơ Pháp, thơ Huy Cận đã tạo được sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.

Các tập thơ tiêu biểu của Huy Cận: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Nước triều đông (tập thơ song ngữ Việt – Pháp, 1994),...

Câu hỏi:

  1. a) Văn bản 1 trình bày những thông tin chính nào về tác giả Huy Cận?
  2. b) So với nội dung trình bày về Huy Cận ở văn bản 2, cách thể hiện thông tin của văn bản 1 có điểm gì khác biệt?

Trả lời:

  1. a) Văn bản 1 đã trình bày được những thông tin: tên, năm sinh, năm mất, quê quán, các tác phẩm nổi bật, đặc điểm thơ ca, các công việc, danh hiêu, giải thưởng.
  2. b) Văn bản 1 không đơn thuần chỉ dùng phương tiện ngôn ngữ (chữ viết) mà còn kết hợp cả phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh) và được tổ chức các nội dung để trình bày trên khổ giấy.

 

Câu 2: Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng. 

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, bảo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thuỷ Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Trả lời:

Trình bày và sắp xếp lại:

Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phạm Xuân Dũng (2009), Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11.

Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7.

Trần Thuỷ Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo và sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay