Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

BÀI 4: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

 (14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

Những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay:

- Ở châu Á: Từ năm 1991 đến nay, các nước châu Á từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

+ Việt Nam: công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tỉnh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. 

+ Lào: từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn điện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 2: Trình bày về thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Trả lời:

Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc:

Từ tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn. 

- Về kinh tế: 

+Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021). 

+ Bình quân tăng trưởng hằng năm là khoảng 9,5% (1980 - 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%. 

+ Quy mô GDP của Trung Quốc từ vị trí thứ tám thế giới (những năm 80 của thế kỉ XX), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).

- Về khoa học – công nghệ: 

+ Phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tàu Thần Châu vào không gian). 

+ Xây dựng hệ thống định vị vệ tỉnh Bắc Đẩu, hệ thống đường sắt cao tốc.

+ Phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm đữ liệu hiện đại. 

+ Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...

- Về văn hóa – giáo dục: 

+ Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước. 

+ Thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 - 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong số những cường quốc đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới.

- Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn để xã hội như: xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội,...

=> Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc.

Câu 3: Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào). 

Trả lời: 

Những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào): Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ. 

- Ở Trung Quốc: sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Ở Việt Nam: 

+ Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

+ Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Ở Lào:  Tháng 12 - 1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 4: Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).

Trả lời:

Những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba):

- Sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. 

- Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ nền nông nghiệp độc canh (bông, mía) và công nghiệp đơn nhất (khai thác mỏ), Cu-ba đã xây dựng được nền công nghiệp với cơ cấu các ngành hợp lí; nền nông nghiệp phát triển đa dạng; giáo dục, y tế, văn hoá đạt trình độ phát triển cao.

Câu 5: Giải thích những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Trả lời: 

Những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô:

- Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

- Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

- Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.

- Hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Theo em, việc các nước châu Á lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Việc các nước châu Á lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. 

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

“Do duy trì quá lâu những khiếm khuyết của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi”

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, 1991, tr. 132)

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô: 

- Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

- Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

- Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.

Câu 3: Theo em, nguyên nhân chủ qua, nguyên nhân khách nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

Trả lời: 

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

+ Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

+ Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.

- Nguyên nhân khách quan: hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

Câu 4: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về đường lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc?

“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hướng đến mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hài hoà, tươi đẹp vào giữa thế kỉ này. Một trong những trụ cột để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa”. 

(Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX )

Trả lời:

Đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc qua đoạn tư liệu: mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI.

Trả lời:

- Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc mang ý nghĩa vô cùng to lớn. 

+ Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng.

+ Tình hình chính trị - xã hội ổn định.

+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.

+ Nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.

+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.

Câu 2: Công cuộc cải cách, mở cửa  bao gồm mấy giai đoạn? Hãy nêu một vài nét nổi bật trong từng giai đoạn đó?

Trả lời:

* 1978 – 1991: Giai đoạn chuyển đổi kinh tế

+ Chuyển trọng tâm công tác từ nhằm mục tiêu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

+ Thay đổi các hình thức canh tác, phát triển các xí nghiệp ở vùng nông thôn, thí điểm các quyền tự chủ, tự do kinh doanh.

+ Hội nhập mở rộng thị trường kinh doanh, xây dựng các vùng đặc khu kinh tế, vừa thí điểm các hình thức kinh doanh mới vừa tích cực sửa chữa bổ sung các hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại. 

* 1992 – 2002: Xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

+ Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1992) nêu mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa.

+ Thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” tại Hội nghị TW 3 khóa XIV (1993). 

* 2002 – 2012: Đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 

+ Nêu ra quan điểm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội.

+ Xây dựng được cục diện cải cách, mở cửa toàn phương vị, đa tầng nấc; hình thành các cực tăng trưởng.

+ Thực hiện các chính sách, các dự án để phát triển toàn diện các vùng kinh tế có tiềm năng, mở rộng kết nối đầu tư sâu rộng giữa Trung Quốc và ASEAN. 

* 2012 – nay: Cải cách toàn diện và sâu rộng

+ Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”.

+ Hướng tới đường lối phát triển “5 trong 1”: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường. 

+ Vừa đẩy mạnh cải cách trong nước, vừa phát huy vai trò đối ngoại. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu về một thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong công cuộc xã hội chủ nghĩa.  

Trả lời:

+ Mạng lưới đường sắt: với tổng chiều dài khoảng 37 900 km, mạng lưới đường sắt nối liền tất cả các cụm thành phố lớn ở Trung Quốc. Năm 2020, 75% thành phố của Trung Quốc với dân số 500 000 người trở lên có đường sắt cao tốc. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, quốc gia có mạng lưới đường sắt tốc độ cao lớn nhất châu Âu và đứng thứ 2 toàn cầu chỉ có hơn 3 000 km đường sắt chuyên dụng đáp ứng tàu tốc độ 250 km/h; ở Vương quốc Anh chỉ có 107 km trong khi ở Mỹ chỉ có 1 tuyến đường sắt gần như đủ tiêu chuẩn cho tàu cao tốc.

+ Ví dụ: Tuyến đường sắt Tây Tạng. 

Câu 2: Thành tựu trong cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Trả lời:

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là từ sau cải cách mở cửa năm 1978. Có được những thành công đó là do Trung Quốc đã kiên trì thực hiện công cuộc đổi mới và tiến hành cải cách hành chính (CCHC) một cách sâu rộng và đồng bộ trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Từ năm 1982 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành sáu cuộc cải cách với quy mô lớn. Kết quả thu được khá toàn diện trên các lĩnh vực của hệ thống hành chính; thể chế hành chính quan liêu bao cấp đã chuyển mạnh sang thể chế hành chính thích ứng với cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN).

- Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đều đang tiến hành CCHC. Kinh nghiệm của Trung Quốc là bài học có giá trị đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam:

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Cải cách bắt đầu từ thay đổi nhận thức.

+ Biện pháp triển khai thực hiện cần tiến hành một cách kiên trì, lâu dài và đồng bộ, toàn diện trong toàn bộ hệ thống hành chính.

+ Xây dựng bộ máy nhà nước đủ năng lực, có khả năng thích ứng với yêu cầu mới.

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trả lời:

Năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là văn kiện có tính định hướng chiến lược, xác định những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa.



=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay