Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo , Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO

 ( 19 câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?  

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa cá dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều dược Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 2: Em hãy cho biết thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?   

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều được bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Câu 3: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?   

Trả lời:

Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn - giáo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;

+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở - tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

+ Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.

Câu 4:  Hãy nêu nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.     

Trả lời:

Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.

- Là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

- Thể hiện trên các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

* Bình đẳng về chính trị

- Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

- Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước.

* Bình đẳng về kinh tế

- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, việc thực hiện bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định à Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.

* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.

- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội những giá trị gì?

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một vài biểu hiện của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo.

Trả lời:

Những hành vi thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo:

+ Tìm hiểu về đa dạng các tín ngưỡng.

+ Giúp đỡ mọi người cùng vượt qua khó khăn, không phân biệt vùng miền, tôn giáo.

+ Không thực hiện các hành vi gây chia rẽ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của dân tộc.

+ Không kì thị màu da, giọng nói, nét đặc trưng riêng của các vùng miền dân tộc.

+ Giải thích cho mọi người cùng hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Chính sách của Đảng và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? 

Trả lời:

* Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phân không thể tách rời của toàn dân tộc.

- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ta.

* Các chính sách:

- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo cùng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Câu 3: Những hành vi vi pham về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ bị xử lí như thế nào?

Trả lời:

Hành vi vu phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (như kì thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật,…) tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi  phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Câu 4: Em hãy cho biết ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì? Các chính sách của Đảng và pháp luật liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc?   

Trả lời:

* Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

* Các chính sách:

- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

Câu 5: Theo em, mỗi công dân cần ngăn chặn như thế nào để đảm bỏa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện?   

Trả lời:

Mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau như: tôn trọng lễ hội, lễ nghi, nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng; không bài xích, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,...; Khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Bạn A cho rằng chỉ có Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất của Nhà nước mới cần lấy ý kiến của tất cả mọi người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần. Còn với những dự thảo luật kahcs thì chỉ cần lấy ý kiến của một số dân tộc, tôn giáo có liên quan.

Em có đông ý với ý kiến của bạn A không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến bạn A vì tất cả các công việc của nhà nước đều được sự góp ý của tất cả các tôn giáo đó thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau góp phần xây dựng đất nước.

Câu 2: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

Trả lời:

Việc người dân tộc thiểu số làm các chức vụ trong cơ quan công quyền của nhà nước thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc về mặt chính trị, điều này đã được Nhà nước và pháp luật quy định rõ ràng.

Câu 3: Học sinh cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

Trả lời:

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

Học sinh cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo để thực hiện đúng các quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và tuyên truyền, vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 4: Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều được tham gia bầu cử. Điều này thể hiện quyền bình đẳng gì giữa các dân tộc?

Trả lời:

Quyền được tham gia bầu cử của công dân từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt tôn giáo, dân tộc được tham gia bầu cử thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 5: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và điều đó được thể hiện qua điều gì?

Trả lời:

Các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc; điều đó được thể hiện qua việc cả lớp đã quyên góp sách vở, giúp đỡ H vượt qua khó khăn để tiếp tục việc học hành.

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống. Gần đây, thấy  tình hình vi phạm pháp luật  trên địa bàn xả có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nên lãnh đạo xã Q giao cho phòng Tư pháp tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thưc sphasp luật cho người dân. Trong cuộc họp bàn để xây dựng kế hoạch thực hiện, anh H cho rằng vì gần đây có một số tôn giáo mới đến nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cần khoang vùng tập trung vào người dân thuộc những tôn giáo mới này là đủ.

Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó em sẽ phát biểu như thế nào?

Trả lời:

Ý kiến của anh H em không đồng ý vì anh đã cho rằng vì có tôn giáo mới nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng.

Nếu em được tham gia em sẽ phát biểu về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nên không thể hoàn toàn đổ lỗi lên tôn giáo mới như vật thể hiện không tôn trọng nhau giữa các tôn giáo.

Câu 2: Khi biết con trai M có tình cảm với H, mẹ M đã phản đối kịch liệt và ngăn cấm hai người đến với nhau do H không cùng tôn giáo với bà. Theo em, mẹ H đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân? 

Trả lời:

Mẹ của H đã vi phạm vào quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Mẹ H không nên ngăn cấm chuyện tình cảm của con chỉ vì tôn giáo, Nhà nước ta đã quy định tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, dân tộc đều được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 3: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

Trả lời:

Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định ai cũng có thể  tham gia vào cơ quan công quyền của Nhà nước nếu có đủ khả năng và các yêu cầu cần thiết, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo.

Câu 4: A là người dân tộc thiểu số, gia đình lại đông con, năm nay bố mẹ bắt A phải bỏ dở việc học để cùng bố mẹ lo chuyện nương rẫy. A không đồng ý, bố mẹ nói việc học với người dân tộc thì sẽ chẳng có kết quả gì tốt đẹp, cho dù có học giỏi đi chăng nữa thì cũng sẽ không có ai trọng dụng.  Theo em, suy nghĩ của bố mẹ A như vậy có đúng không?

Trả lời:

Suy nghĩ của bố mẹ A là sai vì Nhà nước luôn khuyến khích trẻ em đến trường, quyền được tiếp cận với kiến thức là dành cho mỗi người, có kiến thức chúng ta mới có thể thay đổi được cuộc sống.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay