Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 1 bài 4: Viết bài văn kể chuyện
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Viết bài văn kể chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎBÀI 4: LÊN NƯƠNGVIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
(11 câu)
I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)
Câu 1: Bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Trả lời:
Bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe thường gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện.
- Thân bài: Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề “100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới”. Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”.
Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực.
Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.
Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.
Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. “Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
(Nguyễn Ngọc Mai Chi)
Câu 1: Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.
Trả lời:
- Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề “100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới”. Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”.
- Thân bài: Từ “Chuyện kể rằng” đến “hạnh phúc đến cuối đời”.
- Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. “Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
Câu 2: Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của sự việc sau khi mẹ Lọ Lem mất?
Trả lời:
Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương gì Lọ Lem.
Câu 3: Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?
Trả lời:
Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.
Câu 4: Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?
Trả lời:
Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn.
Câu 5: Nêu những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện?
Trả lời:
Những điềm cần lưu ý:
- Bố cục của bài văn.
- Trình tự của các sự việc.
- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
Trong các tác phẩm văn học nước ngoài, em yêu thích và ấn tượng nhất với câu chuyện Cô bé bán diêm. Khép lại trang sách, hình ảnh cô bé nhỏ mồ côi, tội nghiệp trong đêm đông lạnh giá luôn xuất hiện trong tâm trí em.
Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp.
Dù đêm đông buốt giá nhưng em chỉ khoác trên mình bộ quần áo mỏng manh, ngắn cũn cỡ do đã được bà mua quá lâu. Khi bà mất, chẳng ai mua quần áo cho em. Đôi bàn tay và đôi bàn chân của em tím tái vì đã đi quá lâu trong tiết trời lạnh giá mà không có lấy một cốc nước ấm, một chút thức ăn vào bụng. Trên đôi bàn chân trần, cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi.
Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng em.
(Nguồn: Internet)
Câu 1: Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên?
Trả lời:
- Mở bài: Từ “Trong các tác phẩm” đến “trong tâm trí em”.
- Thân bài: Từ “Cô bé bán diêm” đến “bay lên cao mãi”.
- Kết bài: Từ “Cuối cùng, em đã” đến “xúc động trong lòng em”.
Câu 2: Xác định kiểu mở bài và kết bài của bài văn trên?
Trả lời:
- Kiểu mở bài của bài văn trên là mở bài trực tiếp.
- Kiểu kết bài của bài văn trên là kết bài mở rộng.
Câu 3: Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?
Trả lời:
Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?
Trả lời:
- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.
- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.
Câu 2: Tìm những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Trả lời:
Tìm các từ phù hợp.
Ví dụ: Hay, thú vị, thích thú, tuyệt vời, yêu thích, chán, thất vọng…
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 1 - Ôn tập bài 4