Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 5: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 4 bài 5: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 5: HÁI TRĂNG TRÊN ĐỈNH NÚI

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường gồm những gì?

Trả lời:

Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường có:

- Câu mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.

- Các câu tiếp theo:

Kể lời nói, việc làm,… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.

Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Em có thể giới thiệu những gì về người gần gũi, thân thiết với mình?

Trả lời:

Có thể giới thiệu: tên, mối quan hệ với em, ngoại hình, tính cách,…

Câu 2: Những lời nói, việc làm của em đối với người đó có thể là gì?

Trả lời:

Những lời nói, việc làm của em đối với người đó có thể là: quan tâm, chăm sóc, yêu thương, chia sẻ,…

Câu 3: Với yêu cầu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người gần gũi, thân thiết cần làm gì ở phần triển khai?

Trả lời:

- Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người đó với em.

- Kể những việc làm thể hiện tình cảm, sự chăm sóc của em với người đó.

- Bày tỏ cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc và khi làm những việc thể hiện tình cảm với người đó.

Câu 4: Với yêu cầu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người gần gũi, thân thiết, em có thể nêu gì ở phần kết?

Trả lời:

Với yêu cầu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người gần gũi, thân thiết, em có thể nói lên mong ước của em cho người đó ở phần kết.

Câu 5: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý:

- Cần giới thiệu được đối tượng muốn nói tới.

- Cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.

- Chú ý cách dùng từ ngữ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Mẹ của em là một người phụ nữ tuyệt vời. Năm nay, mẹ đã gần bốn mươi tuổi nhưng mẹ vẫn đẹp lắm. Với thân hình cao ráo, cân đối, và mái tóc đen dài óng mượt, lúc nào trông mẹ cũng thật là thanh lịch. Đặc biệt, mẹ có nụ cười rất duyên dáng, đẹp như là mẫu ảnh. Là một y tá ở trạm xá, công việc của mẹ thường rất bận rộn. Dù vậy, mẹ vẫn luôn dành thời gian để chăm lo cho gia đình. Từ dọn dẹp, cơm nước, đến dạy em đều do mẹ cáng đáng. Trong mắt em, mẹ lúc nào cũng như một siêu anh hùng vĩ đại, có thể làm tất cả mọi thứ. Nhưng em cũng hiểu, mẹ làm được như vậy chính bởi vì tình thương bao la bên trong con người nhỏ bé ấy. Em sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt và chăm chỉ hơn nữa, để có thể giúp mẹ nhiều hơn.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?

Trả lời:

Câu văn mở đầu khẳng định mẹ của bạn nhỏ là người phụ nữ tuyệt vời.

Câu 2: Tìm những việc làm tiêu biểu thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ với mẹ?

Trả lời:

Những việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ với mẹ là:

- Mẹ vẫn luôn dành thời gian để chăm lo cho gia đình. Từ dọn dẹp, cơm nước, đến dạy em đều do mẹ cáng đáng.

- Trong mắt em, mẹ lúc nào cũng như một siêu anh hùng vĩ đại, có thể làm tất cả mọi thứ.

- Mẹ làm được như vậy chính bởi vì tình thương bao la bên trong con người nhỏ bé ấy.

Câu 3: Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Trả lời:

Câu cuối đoạn văn thể hiện được tình cảm, ước mong của bạn nhỏ dành cho mẹ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đối tượng của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?

Trả lời:

Đối tượng của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là con người, động vật, các sự vật.

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết, người viết có thể thể hiện những cảm xúc gì?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết, người viết có thể thể hiện những cảm xúc:

- Sự cảm động, khâm phục.

- Sự yêu thương, tự hào, tôn trọng.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay