Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 10: Thang pH
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Thang pH. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều
PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – MUỐI
BÀI 10. THANG pH(18 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Thang pH là gì?
Trả lời:
Thang pH được dùng để biểu thị độ acid, base của dung dịch.
Thang pH thường được dùng có các giá trị từ 1 đến 14.
+ Nếu pH = 7 thì dụng dịch có môi trưởng trung tính (không có tính acid và không có tính base). Nước tinh khiết (nước cất) có pH = 7.
+ Nếu pH > 7 thì dung dịch có môi trường base. pH càng lớn thì đô base của dung dịch
cảng lớn.
+ Nếu pH < 7 thì dụng dịch có môi trường acid, pH cảng nhỏ thì độ acid của dung dịch
cảng lớn.
Như vậy. khi biết giá trị pH của dung dịch. đựa vào thang pH chúng ta không chỉ biết được dung dịch dó có tính acid, basc hay trung tính mà còn biết dược mức độ acid hoặc mức độ base của dung dịch.
Khi sử dụng giấy chỉ thị màu để xác định pH của dung dịch cần phải đối chiếu với thang màu pH tương ứng (hinh 10.4):
Câu 2: Ý nghĩa của pH trong thực tiễn là?
Trả lời:
- pH của môi trường có ảnh hướng nhiều đến đời sống của động vật và thực vật. Do vậy cẩn phải quan tâm đến pH của mỗi trường nước, môi trường đất để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của con người, động vật và thực vật.
Câu 3: Mưa acid là gì?
Trả lời:
Ở một số khu vực, không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí như SO2, NO2,.... sinh ra trong sản xuất công nghiệp và đổi cháy: nhiên liệu. Các khí này có thế hoà tan vào nước mưa và làm pH của nước mưa giảm đi. Hiện tượng mưa acid xảy ra khi pH của nước mưa nhỏ hơn 5.6. Mưa acid có thể làm thay đổi pH của môi trường nước trong tự nhiên vá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của động, thực vật.
Câu 4: Làm thế nào để xác định giá trị pH gần đúng của dung dịch?
Trả lời:
Có thể xác định giá trị pH gần đúng của dung dịch, có thể dùng giấy chỉ thị màu.
Câu 5: Các dung dịch sau có pH bằng bao nhiêu: NaCl, MgCl2, AgNO3, AlCl3, H2O?
Trả lời:
Các chất đã cho là muối trung hòa và nước nên pH =7.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Kết luận nào sau đây đúng? Giải thích
- a) dung dịch X có pH nhỏ hơn 7
- b) dung dịch X có pH lớn hơn 7
Trả lời:
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch axit mà dung dịch axit có pH nhỏ hơn 7. Vì vậy kết luận a đúng.
Câu 2: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường bón vôi cho các ruộng bị chua. Theo em sau khi bón vôi cho ruộng, pH của môi trường sẽ tăng lên hay giảm đi. Giải thích.
Trả lời:
Ion H+ gây chua cho đất được trung hòa bằng ion OH- của vôi tạo thành nước, giảm độ chua đất nên độ pH của đất sẽ được tăng lên.
Câu 3: Cho các chất sau: H2SO4, NaCl, KMnO4, H2S, CH3COOH, H2O, Mg(OH)2, HNO3. Chất nào có pH < 7.
Trả lời:
H2SO4, H2S, CH3COOH, HNO3
Câu 4: Cho các chất sau: H2SO4, NaOH, KMnO4, Fe(OH)2, CH3COOH, H2O, Mg(OH)2, HNO3. Chất nào có pH > 7.
Trả lời:
NaOH, Fe(OH)2, Mg(OH)2
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Nồng độ pH trong cơ thể người là bao nhiêu? Độ pH bao nhiêu là tốt nhất?
Trả lời:
Nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7,3 đến 7,4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7,3 -7,4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng do chế độ ăn uống khoa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn….nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính acid. Lượng acid dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính. Phổ biến như ung thư, tiểu đường, các bệnh dạ dày, đường ruột.
Ngoài ra, còn tùy đặc điểm hoạt động của từng có quan mà cơ thể sẽ điều chỉnh độ pH tại đó cho thích hợp. Ví dụ, pH trong dạ dày cần tính acid cao để tiêu hóa thức thức ăn. Nhưng xuống tới ruột non thì lại cần pH kiềm để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Độ pH của những khu vực khác nhau trong cơ thể:
-Chỉ số pH của dạ dày là từ 1,6 đến 2,4.
-Trong khi đó, chỉ số pH của máu chỉ đạt 7,32 - 7,44.
-Chỉ số pH của nước bọt cũng chỉ đạt xấp xỉ mức kiềm 6,4 - 6,8
-Dịch ngoại bào 7,35 - 7,45 pH
-Dịch nội bào 6,9 - 7,2 pH
-Ruột 6,6 - 7,6 pH
-Nước tiều 6
-pH dịch mật 5-6
Câu 2: Làm thế nào để cân bằng pH trong cơ thể?
Trả lời:
Ăn nhiều rau củ quả, trái cây
Vì sao các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả? Bời tự thân những loại thực phẩm nàu đã mang sẵn tính kiềm. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong cơ thể. Rau xanh, trái cây còn bổ sung nhiều vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh.
Suy nghĩ tích cực, lạc quan
-Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe. Vì vậy, để giữ được tính kiềm tronng cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người nên duy trì suy nghĩ tích cực,lạc quan, yêu đời.
-Ngoài ra, theo các nghiên cứu, suy nghĩ lạc, quan,cười nhiều còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và các tế bào nhiễm virus.
Uống đủ nước
Nước có vai trò đặc biệt quan trong đối với cơ thể, Đối với cơ thể thừa axit do nhiều nguyên nhân thì việc uống nước lọc, nước sạch thôi là chưa đủ. Nên bổ sung nước tốt cho sức khỏe, giàu tính kiềm để cân bằng lại tính acid. Tuy nhiên, chọn nước có tính kiềm phải là các loại có tính kiềm tự nhiên. Tránh nước có bổ sung kiềm nhân tạo có hại cho sức khỏe. Tác dụng của nước điện giải ion kiềm giúp trung hò lưu lượng acid dư thừa trong cơ thể, loại bỏ các gốc tự do có hại.
Cơ thể con người cần môi trưởng ph thích hợp để các cơ quan hoạt động. Mỗi cơ quan có một độ pH ưu khác nhau. Cần tránh các lối sống không lành mạnh, rượu ba, thuốc lá…Bổ sung rau xanh, sống thoải mái, uống đủ nước giúp cơ thể cân bằng độ pH.
Câu 3: Kể tên một số thực phẩm tốt cho cơ thể, có pH >7?
Trả lời:
-Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt). Trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
-Ớt chuông. Ớt chuông có tính kiềm rất cao. Ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…..
-Cần tây: tính kiềm trong cần tây cũng dồi dào và có chất coumarin và chất phtalic. Chúng giúp giảm nguy cơ ung thư và giảm hàm lượng chilesterol xấu trong cơ thể.
-Bơ: quả bơ vừa dễ ăn lại mang tính kiềm mạnh giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn bơ còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bênh nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Câu 4: Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị (II) thì cần dùng hết 200ml dung dịch acid HCl 3M. Biết trước khi phản ứng pH của dung dịch <7, hỏi sau khi phản ứng xảy ra pH bằng bao nhiêu?
Trả lời:
PTHH:
Ban đầu pH <7 vì có dung dịch acid HCl, sau phản ứng acid hết, sản phẩm là muối và nước nên pH = 7.
Câu 5: Cho 6,2 gam Na2O vào nước. Cho biết sản phẩm có giá trị pH như thế nào so với 7?
Trả lời:
PTHH:
=> pH > 7.
Câu 6: Khi cho 9,75g kẽm tác dụng với 0,3 mol dung dịch HCl. Cho biết dung dịch sau phản ứng có giá trị pH như thế nào so với 7?
Trả lời:
PTHH:
Bđ 0,15 0,3 (mol)
Pư 0,15 0,3 0,15 (mol)
Spu 0 0 0,15 (mol)
Sau phản ứng có sản phẩm là muối và nước.
=> pH = 7.
Câu 7: Cho mẩu Na kim loại vào cốc nước có nhỏ sẵn vài giọt quỳ tím, có hiện tượng gì xảy ra??
Trả lời:
PTHH:
Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra, dung dịch từ không màu chuyển thành màu xanh.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Xác định công thức hóa học của A, biết phân tử A chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong A như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%. Xác định công thức hóa học của chất và cho biết pH của dung dịch chất đó là quỳ tím thay đổi màu như thế nào?
Trả lời:
Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:
32 dvC ứng với 32,65%
MA dvC tương ứng với 100%
Số nguyên tử H bằng:
Số nguyên tử O bằng:
Vậy công thức hóa học của A là H2SO4.
=> pH < 7 => Quỳ bị đổi thành màu đỏ.
Câu 2: Dẫn hoàn toàn 4,4 g CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 20 g NaOH. Hỏi pH của dung dịch sau phản ứng có làm đổi màu quỳ tím không?
Trả lời:
PTHH:
Bđ 0,1 0,5 (mol)
Pư 0,1 0,2 0,1 (mol)
Spu 0 0,3 0,1 (mol)
Sau phản ứng NaOH dư 0,3 (mol) do đó pH <7. Vậy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 10: Thang pH