Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 6: Kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
BÀI 6: KINH TẾ, VĂN HÓA, TÔN GIÁO Ở NƯỚC ĐẠI VIỆT
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
(22 câu)
- NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII:
- Ở Đàng Ngoài:
+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.
+ Người nông dân mất ruộng đất, buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế
cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.
+ Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Ở Đàng Trong:
+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
+ Tình trạng nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.
Câu 2: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Trả lời:
Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...
- Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,...
- Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam...
Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
- Buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển. - Ở Đàng Ngoài: nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII - XVIII. Phố Hiến (Hưng Yên) trở thành một trung tâm buôn bán lớn.
Ở Đàng Trong: hầu hết các trung tâm buôn bán lớn hình thành và phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII như: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
Câu 4: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Trả lời:
Những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
- Tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển
chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ở các thể kỉ này.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVIII được lan truyền
trong cả nước.
+ Tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,... thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước.
- Chữ viết: các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo. Trong quá trình đó, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dân dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Thơ Nôm và truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều.
Câu 5: Hãy lập bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo các tiêu chí sau: lĩnh vực, sự chuyển biến.
Trả lời:
Lĩnh vực | Sự chuyển biến |
Kinh tế | * Nông nghiệp - Ở Đàng Ngoài: + Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. + Người nông dân mất ruộng đất, buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác. + Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán. - Ở Đàng Trong: + Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Hình thành tầng lớp địa chủ lớn. + Tình trạng nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài. * Thủ công nghiệp - Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,... - Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... - Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam... * Thương nghiệp - Buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển. - Ở Đàng Ngoài: nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII - XVIII. Phố Hiến (Hưng Yên) trở thành một trung tâm buôn bán lớn. - Ở Đàng Trong: hầu hết các trung tâm buôn bán lớn hình thành và phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII như: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương. - Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. |
Văn hóa | - Chữ viết: các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo. Trong quá trình đó, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dân dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học. - Văn học: + Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. + Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. + Thơ Nôm và truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. |
Tôn giáo | - Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ở các thể kỉ này. - Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVIII được lan truyền trong cả nước. - Tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,... thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước. |
Câu 6: Sự phát triển nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII có những điểm tích cực và hạn chế nào?
Trả lời:
* Điểm tích cực:
- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định, phát triển cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
- Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.
- Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn và các loại cây ăn quả cũng phá triển.
- Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệp thông qua sản xuất
* Điểm tiêu cực:
- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay của phong kiến.
- THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển?
Trả lời:
Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển vì:
- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...
- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:
+ Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.
Câu 2: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI – XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Nhân dân Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo. Những thành tựu này là minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân. Nhiều thành tựu văn hóa ở thời kì này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và sử dụng cho đến ngày nay.
+ Đã diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây, đưa đến nhiều chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Đại Việt.
- Ấn tượng nhất với thành tựu về chữ Quốc ngữ.
+ So với các loại chữ viết trước đó (là chữ Hán và chữ Nôm), chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm nổi bật, như: số lượng chữ cái ít nhưng khả năng ghép chữ linh hoạt; tiện lợi, dễ dàng ghi nhớ và có thể phổ biến rộng.
+ Chữ Quốc ngữ được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 3: Sự phát triển của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII có những điểm tích cực và hạn chế nào?
Trả lời:
Điểm tích cực và hạn chế của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII:
- Tích cực:
+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.
+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.
+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.
- Tiêu cực:
+ Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.
+ Nông dân bị bần cùng hóa.
Câu 4: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
Trả lời:
- Ý nghĩa tích cực của sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời:
+Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.
+ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
- Liên hệ với ngày nay:
+ Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.
+ Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…
Câu 5: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
Trả lời:
Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
“Hằng năm, cứ đến kì tháng 10 đi khám đê điều ở dân gian, chỗ nào nên sửa đắp thì kê thực dâng lên. Chỗ nào công trình nhỏ thì chiếu bổ cho các xã dân những nơi thế nước có thể chạy đến nhận sửa đắp riêng”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 3,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.270).
Trả lời:
Ý nghĩa của đoạn tư liệu: Thủy lợi được củng cố, bồi đắp đê đập.
Câu 7: Vì sao nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII lại phát triển cao?
Trả lời:
Nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII lại phát triển cao:
- Là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.
- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.
- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…
Câu 8: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?
Trả lời:
Chữ Nôm ra đời sớm (khoảng thế kỉ X - XI) do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII - XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác thơ Nôm.
=> Ý nghĩa của việc xuất hiện thơ Nôm đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc:
- Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.
- Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.
- Các bài thơ Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... đã để lại nhiều tác phẩm thơ Nôm có giá trị đến tận ngày nay. Đóng góp lớn vào nền văn học, văn hóa dân tộc.
Câu 9: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết vì sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong?
“Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An. Họ bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản”.
(Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Toàn tập,
NXB Giáo dục, 2001, tr. 379)
Trả lời:
Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ ra - vào của các tỉnh và biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán.
- Hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.
- Chúa Nguyễn nới lỏng việc tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép buôn bán để mua vũ khí.
Câu 10: Thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII có những điểm gì mới so với giai đoạn lịch sử trước đó (XIV – XV)?
Trả lời:
Một số điểm mới của thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII so với giai đoạn lịch sử trước đó (XIV – XV):
- Buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.
- Ở Đàng Ngoài: nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII - XVIII. Phố Hiến (Hưng Yên) trở thành một trung tâm buôn bán lớn.
- Ở Đàng Trong: hầu hết các trung tâm buôn bán lớn hình thành và phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII như: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.
- VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI – XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay? Hãy đề xuất một số giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.
Trả lời:
- Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:
+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
+Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
+ Làng dệt La Khê (Hà Nội)
+ Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...
- Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:
+ Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề
+ Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.
+ Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.
+ Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.
Câu 2: Mô tả vài nét về một làng nghề thủ công đã có từ thế kỉ XVI – XVIII và tồn tại đến ngày nay.
Trả lời:
Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Sau hơn 500 năm tồn tại và phát triển, Làng gốm Bát Tràng ngày nay trở thành trung tâm sản xuất gốm sứ có quy mô chuyên nghiệp, với nhiều công ty lớn lớn được thành lập bên cạnh những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Dẫu vậy, ngôi làng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đáng quý và giá trị nghệ thuật được đặt vào từng sản phẩm.
Ngoài các mặt hàng phục vụ đời sống tâm linh, cúng bái của người Việt, các lò gốm ở Bát Tràng còn làm ra sản phẩm tiêu dùng, trang trí, trưng bày với mẫu mã, kiểu dáng, và chất liệu hiện đại hơn. Các tuyệt phẩm gốm Bát Tràng hiện nay đã có mặt khắp nơi trên thị trường Việt Nam, và còn được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu Âu, châu Á.
Câu 3: Em hãy cho biết thương nghiệp trong thời kì VXI – XVII có những điểm gì mới so với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV – XV)?
Trả lời:
Tình hình thương nghiệp từ thế kỉ XVI – XVIII:
* Về nội thương: buôn bán trong nước phát triển mạnh.
- Chợ làng, chợ huyện,… xuất hiện làng buôn và các trung tâm buôn bán.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh ở miền Trung để buôn bán,…
* Về ngoại thương: phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:
+ Bán: vũ khí, len dạ, thuốc súng, bạc, đồng,…
+Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản,..
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, nhà cửa để thuận tiện buôn bán lâu dài.
à Điểm mới mẻ trong lĩnh vực thương nghiệp thời kì này là việc mở rộng buôn bán với các nước ngoài được mở rộng và phát triển mạnh, không giống với thế kỉ trước việc thông thương bị hạn chế, thu hẹp.
- VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Kể tên một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII mà em biết.
Trả lời:
Một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác,...
- Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Trường THPT Đào Duy, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương),...
Câu 2: Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc trong các XVI – XVIII.
Trả lời:
Miêu tả tín ngưỡng thờ thành hoàng làng:
- Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.
- Trong tâm thức người Việt, Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.
- Thờ phụng Thành hoàng là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.
Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về sự ra đời chữ Quốc ngữ.
Trả lời:
Chữ quốc ngữ ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 cho đến năm 1625 với sự hợp tác của nhiều người, đa số là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng một số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức. Tiêu biểu là giáo sĩ A-lêch-xăng đờ Rốt. Năm 1651, cuốn Từ điển Việt – Bồ - Latinh của ông được xuất bản tại Rô-ma.