Câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo

BÀI 6: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN

(18 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết xác định mục tiêu cá nhân có nghĩa là gì?

Trả lời:

Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi cá nhân muốn đạt được trong một thời gian nhất định.

Câu 2: Em hãy cho biết có bao nhiêu loại mục tiêu cá nhân? Hãy nêu phân biệt ngắn gọn về các loại mục tiêu đó.

Trả lời:

Có 2 loại mục tiêu cá nhân: mục tiêu cá nhân được phân loại theo lĩnh vực à mục tiêu cá nhân được phân loại theo thời gian.

+ Mục tiêu cá nhân được phân loại theo lĩnh vực: phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính, cống hiến xã hội,…

+ Mục tiêu cá nhân được phân loại theo thời gian: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 3: Em hãy cho biết khái niệm của mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì?

Trả lời:

- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch và dự định của em trong thời gian gần đây nhất.

+ Ví dụ: đạt được học sinh giỏi trong học kì tới.

- Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong một khoảng thời gian rất dài sau này của em.

+ Ví dụ: trở thành giáo viên tại một trường Tiểu học gần nhà.

Câu 4: Em hãy nêu các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

Trả lời:

Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân:

  • Bước 1. Liệt kê những công việc cần làm để đạt được mục tiêu.
  • Bước 2. Ưu tiên công việc cần thực hiện trước.
  • Bước 3. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
  • Bước 4. Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
  • Bước 5. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.
  • Bước 6. Cam kết thực hiện kế hoạch.

Câu 5: Để xác định được mục tiêu cá nhân em có thể thực hiện qua những cách nào? Nêu tóm tắt ngắn gọn về các cách đó.

Trả lời:

Để xác định được mục tiêu cá nhân, em có thể thực hiện bằng các cách sau:

* Mục tiêu cụ thể: Mỗi mục tiêu cần có kết quả cụ thể, rõ ràng.

- Ví dụ: Mong muốn “giảm cân” là chưa đủ cụ thể, phải là “giảm được 5kg”.

* Mục tiêu có thể định lượng: Cho phép theo dõi tiến trình của bản thân.

- Ví dụ: Em có thể theo dõi chính xác số cân mà em đã giảm được dựa vào việc cân đo cân nặng của em hằng tháng.

* Mục tiêu có thể đạt được: Mục tiêu phải có tính khả thi.

- Ví dụ: Nếu em đặt mục tiêu giảm 5kg trong vòng 4 tháng thì điều đó là khả thi nhưng nếu để giảm 5kg trong vòng 1 tuần điều đó là bất khả thi.

* Mục tiêu có tính thực tế: Mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

- Ví dụ: Để đạt được mục đích chung là “đạt được thành tích tốt trong học kì tới” thì việc đặt mục tiêu là “giảm được 5kg để có được thân hình cân đối, khỏe mạnh là phù hợp. 

* Mục tiêu có thời hạn cụ thể: Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

- Ví dụ: “Giảm được 5kg trong vòng 4 tháng.”.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. Theo em, vì sao chúng ta nên thiết lập mục tiêu cá nhân cho bản thân?

Trả lời:

Việc xác đinh được mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống hoàn thiện bản thân hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.

Câu 2: Theo em, việc xác định được mục tiêu cụ thể cho một công việc sẽ mang lại kết quả như thế nào?

Trả lời:

- Định hướng được những nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành được công việc.

- Xác định được các phương thức làm việc hiệu quả, hạn chế được các lỗi sai trong quá trình thực hiện.

- Kiểm soát được tiến độ của công việc, điều chỉnh được kế hoạch khi có việc bất ngờ xảy ra.

- Tỉ lệ thành công của công việc cao hơn so với làm việc không có mục tiêu cụ thể.

Câu 3: Dựa vào kiến thức của bản thân và kiến thức em đã học được qua bài học, em hãy cho biết vì sao chúng ta cần có được mục tiêu cụ thể trong cuộc sống? 

Trả lời:

  • Cuộc sống không mục tiêu chẳng khác nào một hành trình không có điểm đến xác định.
  • Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được.
  • Khi có mục tiêu rõ ràng, có khả năng đo lường, con người sẽ tự đặt mình trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức trên hành trình vươn tới đích.

Câu 4: Để xác định một mục tiêu có thể thực hiện hay không em có thể dựa vào các tiêu chí nào? 

Trả lời:

- Để xác định được một mục tiêu có thực hiện được hay không chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí của mô hình S.M.A.R.T.

- Theo mô hình S.M.A.R.T, một mục tiêu cá nhân cần phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời gian xác định. 

  1. VẬN DỤNG ( 4 câu )

Câu 1. Em hãy phân loại các mục tiêu dưới đây theo các lĩnh vực và thời gian.

  1. Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
  2. Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.
  3. Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.

Trả lời:

  1. Mục tiêu chinh phục đỉnh Phan-xi-păng vào năm 18 tuổi của bạn T là một mục tiêu trong lĩnh vực du lịch, khám phá.
  2. Mục tiêu của anh K là mục tiêu thuộc lĩnh vực sức khỏe.
  3. Mục tiêu của bạn G là một mục tiêu dài hạn với mục đích trở thành một nhà viết truyện.

Câu 2: Để đạt được mục tiêu học tập tốt môn tiếng Anh trong học kì tới, em cần làm những gì?

Trả lời:

Để đạt được mục tiêu học tập tốt môn tiếng Anh trong học kì tới em cần lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho môn tiếng Anh:

  • Bước 1. Xác định được các điểm ngữ pháp, kĩ năng chính em sẽ học trong học kì tới.
  • Bước 2. Liệt kê ra những phần khó, em cần nhiều thời gian ôn tập, phần quan trọng đối với em để ưu tiên làm trước.
  • Bước 3. Lên thời gian cụ thể cho từng đầu việc để có thể kiểm soát tiến độ ôn tập.
  • Bước 4. Thường xuyên kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến thức của bản thân để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
  • Bước 5. Tính đến điều chỉnh các hoạt động ôn tập cho phù hợp với thời gian thực tế.
  • Bước 6. Thực hiện một cách nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.

Câu 3: N học môn Toán không được tốt, em thường mất rất nhiều thời gian để giải một bài toán trong khi các bạn khác chỉ mất nửa thời gian. N muốn cải thiện kết quả môn học này của mình, theo em N nên làm gì để vừa học tốt môn Toán vừa có thể đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  1. Không làm ảnh hưởng đến các môn học khác.
  2. Có được thành tích khá về môn Toán trong học kì tới.

Trả lời:

Để có được thành tích tốt về môn Toán mà vẫn thỏa mãn các yêu cầu N có thể chọn cách làm như sau:

  1. Lên kế hoạch cụ thể dựa vào thời gian biểu của mình, cân đối thời gian học tập cho môn Toán và các môn học khác một cách phù hợp.
  2. Đặt ra thời gian cụ thể mỗi ngày để làm bài tập, ôn tập thêm về môn Toán. Học tập thêm cùng bạn bè học tốt môn học này, hỏi thầy cô những chủ điểm kiến thức em chưa nắm rõ.

Câu 4: Việc thực hiện thành công mục tiêu cá nhân do thiết lập thành công kế hoạch cụ thể sẽ mang lại cho em cảm giác như thế nào? 

Trả lời:

Việc thực hiện thành công các mục tiêu cá nhân do em đã thiết lập thành công kế hoạch cụ thể mang lại cho em cảm giác hạnh phúc, tự hào về bản thân mình.

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Anh N có mục tiêu dài hạn là sẽ trở thành một giảng viên dạy môn tiếng Anh giao tiếp tại Đại học, anh N cần phải nên kế hoạch để thực hiện mục tiêu này của mình sao cho phù hợp. Em hãy giúp anh N tìm ra các kĩ năng cần thiết để giúp anh N hoành thành được mục tiêu của mình.

Trả lời:

Các kĩ năng cần thiết để anh N có thể hoàn thành được mục tiêu của mình:

- Anh N cần phải có khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt nếu muốn trở thành giảng viên, đặc biệt là giảng viên của ngành ngôn ngữ. Vì thế, nếu anh N cảm thấy kĩ năng giao tiếp của mình chưa ở mức tự tin thì anh có thể tham gia các khóa học để thúc đẩy tốt kĩ năng giao tiếp của mình.

- Anh N cần phải có chuyên môn vững vàng về môn học mình sẽ theo dạy.

- Để theo được nghề giáo, giữ được nhiệt huyết với nghề anh N phải đam mê với nghề mà mình theo đuổi.

Câu 2: Em hãy viết ra 3 mục tiêu mà em muốn mình thực hiện được vào năm 22 tuổi. Xác định được mục tiêu nào là mục tiêu quan trọng thiết yếu với em trong giai đoạn đó.

Trả lời:

* Các mục tiêu muốn thực hiện vào năm 22 tuổi:

+ Tốt nghiệp Đại học.

+ Mua được chiếc laptop mới.

+ Có được một công việc mà mình yêu thích.

+ Giúp đỡ bố mẹ kinh doanh tốt cửa hàng của gia đình.

+ Đi thăm quan được các địa danh đẹp trên cả nước.

 * Mục tiêu quan trọng thiết yếu tại thời điểm đó:

+ Tốt nghiệp Đại học.

+ Có được một công việc mà mình yêu thích.

Câu 3. Nhóm bạn đang ngồi tám chuyện với nhau về mục tiêu trong tương lai. Bạn M liền tiếp lời: “Chỉ có những bạn có thành tích học tập không tốt mới cần phải xác định mục tiêu cá nhân, còn khi có thành tích học tập tốt thì sẽ không cần đến mục tiêu cá nhân”. Nếu em là một thành viên trong nhóm bạn đó em sẽ khuyên M như thế nào để M có nhận thức đúng về xác định mục tiêu cá nhân.

Trả lời:

Nếu em là một thành viên trong nhóm bạn đó, em sẽ khuyên bạn dựa trên các ý như sau:

- Việc lập kế hoạch không phải dành riêng cho một đối tượng, nó dành cho tất cả mọi người để hướng tới hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

- Dù học giỏi hay học học chưa tốt thì việc lập kế hoạch đều rất quan trọng, nó giúp chúng ta tập trung được vào mục tiêu của mình, có thể hoàn thành các công việc được hiệu quả hơn.

Câu 4: Bạn M là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường, nhận thấy các điểm tích cực đó của bản thân, M luôn cố gắng học hành thật chăm chỉ để luôn có thể giữ được thứ hạng thành tích tốt của mình. Theo em, M nên làm gì để có thể thực hiện tốt được các mục tiêu mà mình đề ra.

Trả lời:

Để thực hiện tốt được các mục tiêu mà mình đã đề ra, tránh đi chệch mục tiêu sẵn có của mình,  M có thể tham khảo và thực hiện mục tiêu cá nhân, đặt ra cho bản thân nhưng đích đến cụ thể, nhưng lưu ý cần thiết để thực hiện tốt mục tiêu mà mình đề ra.

Câu 5: Bạn M dự tính sẽ chơi thành tạo đàn ghi-ta vào năm học mới, nên đã tham gia lớp học bồi dưỡng chơi đàn trong thời gian nghỉ hè, ngoài ra còn tham gia vào các câu lạc bộ chơi và chia sẻ kinh nghiệm chơi ghi-ta. Bạn K cũng thích chơi ghi-ta và dự định muốn được chọn để tham gia biểu diễn vào tiết mục trong chương trình biểu diễn các nhạc cụ của trường. Nhưng trong suốt thời gian nghỉ hè bạn K lại dùng thời gian của mình để đọc các bộ truyện tranh mới sưu tập. Vào năm học bạn M đã có thể chơi thành thạo những bản nhạc phức tạp bằng đàn ghi-ta còn bạn K vẫn chập chững ở bước tập chơi. Theo em vì sao bạn M có thể hoàn thành được dự định của mình còn bạn K thì không?

Trả lời:

* Bạn M có thể hoàn thành được dự định của mình là vì:

- Bạn biết xác định mục tiêu cá nhân của bản thân.

- Tích cực bồi dưỡng bản thân bằng cách tham gia các khóa học về ghi-ta, tự luyện tập để thành thạo các kĩ năng chơi đàn.

* Bạn K không hoàn thành được dự định của mình là vì:

- Mặc dù xác định được dự định của bản thân nhưng bạn đã không chú tâm vào thực hiện dự định của mình, buông lỏng bản thân để lãng phí thời gian, bỏ qua thời điểm tốt để luyện tập các kĩ năng cần thiết.

 

=> Giáo án Công dân 8 chân trời bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay