Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 12: Oxide
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Oxide . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 12: Oxide
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: oxide là gì?
Giải:
Là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen
Câu 2: có mấy loại oxide ?
Giải:
Có 4 loại oxide:
- Oxide acid: là oxide phản ứng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.
- Oxide base là oxide phản ứng được với dung dịch acid tạo ra muối và nước.
- Oxide lưỡng tính là các oxide vừa phản ứng được với dung dịch acid vừa phản ứng được với dung dịch base đều tạo ra muối và nước.
- Oxide trung tính là các oxide không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base
Câu 3: hãy nêu tính chất hóa học của oxide ?
- Oxide base phản ứng với dung dịch acid tạo ra muối của acid tương ứng với nước.
- Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo ra muối của acid tương ứng với nước.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
Hãy nêu CTHH nào là CTHH của oxit.
Giải:
Các CTHH của oxit là:
Câu 2: Cho các oxit sau: SO2, CaO, Al2O3, P2O5.
Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào?
Giải:
SO2 tạo nên từ 2 đơn chất là S và O2.
CaO tạo nên từ 2 đơn chất là Ca và O2.
Al2O3 tạo nên từ 2 đơn chất là Al và O2.
P2O5 tạo nên từ 2 đơn chất là P và O2.
Câu 3: Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là ?
Giải
Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO
Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO
Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O
C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2
=> không có công thức oxit NaO và CO3
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Giải:
CTHH của oxit: R2O3.
Vậy R là nguyên tố Fe. CTHH là Fe2O3.
Oxit này thuộc oxit bazơ.
Câu 2: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
Giải:
CTHH của oxit: SxOy.
Vậy CTHH là SO2
Câu 3: Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3
Giải
Oxit bazơ là oxit của kim loại. Các kim loại là: Ca, Cu, Ba, Na
=> các oxit bazơ là: CaO, CuO, BaO, Na2O
Câu 4: Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định CTHH của oxit.
Giải
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On
=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112
Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n
Ta có: mFe : mO = 7 : 2 =>
=> công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Trong hợp chất oxit của kim loại A hóa trị I thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?
Giải:
Công thức oxit của kim loại A là A2O
Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng
Ta có:
Vậy A là kim loại kali (K).
Câu 2: Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là
Giải:
Gọi x là hóa trị của P
Công thức oxit của P là P2Ox
=> 62 + 16x = 142 => x = 5
Vậy công thức của oxit là P2O5.