Giáo án Địa lí 11 chân trời bài 24: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

Giáo án Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 11 chân trời bài 24: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 24: THỰC HÀNH – TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  • Viết được báo cáo truyền đạt những nét nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại.
  • Khai thác, chọn lọc được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Nhật Bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống được các thông tin từ các trang web liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, vượt khó, sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ học tạp vẽ biểu đồ và viết báo cáo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
  • Các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11.
  • Máy tính, bút, thức, kẻ.
  • Đề cương báo cáo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân, nêu được một số thông tin nổi bật hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video liên quan đến việc hoạt động đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=l9yyJIGga2M

- Sau khi xem vdeo, GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp” chỉ định bất kì một số học sinh và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Hiện nay Việt Nam đang xếp thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư chỉ sau Hoa Kỳ. Việc các Nhật Bản doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại Việt Nam thể hiện sự gắn bó hữu nghị giữa hai nước đồng thời khẳng định Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn.

Cầu Nhật Tân – cầu hữu nghị Việt – Nhật                       Acecook Việt Nam

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được Nhật Bản đầu tư 9 tỉ USD.

- GV dẫn dắt vào bài học:  Kinh tế đối ngoại là một trong những hoạt động giúp Nhật Bản đem lại nguồn thu vốn và chứng minh được sức mạnh nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới của mình. Thông qua các mặt hàng xuất khẩu và các dự án đầu tư nước ngoài Nhật Bản đã chứng minh được sức hút và sự thành công trong việc phát triển kinh tế đối ngoại ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 24: Thực hành – Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  2. Mục tiêu:

- Viết được báo cáo truyền đạt những nét nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Khai thác, chọn lọc các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Nhật Bản.

  1. Nội dung: HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/ nhóm), khai thác Bảng 24 SGK. tr 131, thông tin mục 3A bài 23. Kinh tế Nhật Bản (SGK tr.127), thông tin tham khảo và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo: Trình bày một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
  2. Sản phẩm học tập: Báo cáo tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV hướng dẫn HS:

+  Dựa vào Bảng 24, thông tin mục 3A bài 23. Kinh tế Nhật Bản (SGK tr.127), thông tin tham khảo và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

+ Dựa vào bảng 24 SGK tr. 131 (đính kèm phía dưới Hoạt động thực hành), cho biết:

·        Tình hình hoạt động ngoại thương của Nhật Bản.

·        Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản.

- GV yêu cầu các nhóm HS xây dựng đề cương báo cáo theo mẫu gợi ý.

- GV hướng dẫn HS mẫu đề cương báo cáo tham khảo: 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NHẬT BẢN

Nhóm:…..

1. Tình hình hoạt động ngoại thương của Nhật Bản

- Hoạt động xuất khẩu:

…………………………………………………………………….

- Hoạt động nhập khẩu:

…………………………………………………………………….

- Cán cân xuất nhập khẩu:

……………………………………………………………………

2. Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản

.............................................................................................

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và thực hiện bản báo cáo. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày Đề cương báo cáo: Hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét cách thức làm việc, sản phẩm bài báo cáo của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Thực hành viết báo cáo hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

(Bảng báo cáo được đính kèm phía dưới Hoạt động Luyện tập)

 

Bảng 24. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại

của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2000

2005

2010

2015

2020

Xuất khẩu

519,9

667,5

859,2

775,0

785,4

Nhập khẩu

452,1

599,8

782,1

799,7

786,2

Cán cân thương mại

67,8

67,7

77,1

-24,7

-0,8

(Nguồn: WB,2021)

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

Nhóm: …….

1. Tình hình hoạt động ngoại thương của Nhật Bản.

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới về GDPP, kinh tế phát triển ổn định và vững chắc trong nhiều thập kỉ.

- Hoạt động xuất khẩu:

 + Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân xuất nhập khẩu: cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 đến năm 2015 Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm 2015 đến năm 2020 Nhật Bản là nước nhập siêu.

2. Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản.

- Nhật Bản là quốc gia có quy mô đầu tư FDI ra bên ngoài rất lớn trên thế giới.

- Từ năm 2011 đến nay, Nhật Bản đã đầu tư ra bên ngoài mỗi năm 100 tỉ USD, năm 2019 là 277 tỉ USD.

- Các đối tác đầu tư lớn của Nhật Bản là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN..

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam.

- Lĩnh vực chủ yếu Nhật Bản đầu tư Việt Nam là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, điều hòa, bất động sản…

- Một số dự án Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam: Dự án lọc hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa; Cầu Nhật Tân…..

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng 24 SGK tr.131, kiến thức đã học và hoàn thành nhiệm vụ:

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu  giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.

- Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cấn thương mại của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020.

  1. Sản phẩm: Đáp án phần nhiệm vụ của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

KHU VỰC MĨ LA TINH

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (HOA KỲ)

LIÊN BANG NGA

NHẬT BẢN

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

KHU VỰC MĨ LA TINH

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ (HOA KỲ)

LIÊN BANG NGA

NHẬT BẢN

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Ô-XTRÂY-LI-A

Giáo án điện tử Địa lí 11 chân trời Bài 28: Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a

CỘNG HOÀ NAM PHI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH THÊ GIỚI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÂN THỨ 4

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay