Câu hỏi tự luận Khoa học 4 kết nối tri thức bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học 4 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: CHẤTBÀI 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚCI. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Theo em, nguồn nước bị ô nhiễm có được sử dụng trong sinh hoạt không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, nguồn nước bị ô nhiễm không thể sử dụng trong sinh hoạt vì nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người
Câu 2: Nước bị ô nhiễm thường có màu sắc như thế nào?
Trả lời:
Nước bị ô nhiễm thường có màu sắc lạ: đen, nâu,…
Câu 3: Động, thực vật có thể sống trong môi trường nước bị ô nhiễm không?
Trả lời:
Đông, thực vật không thể sống trong môi trường nước bị ô nhiễm
Câu 4: Em hãy kể tên 3 hành vi làm ô nhiễm nguồn nước
Trả lời:
3 hành vi làm ô nhiễm nguồn nước là:
+ Vứt rác vừa bãi
+ Xả nước thải ra sông, hồ, ao, suối…
+ Nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp
II. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Theo em, nguồn nước bị ô nhiễm có thể làm lan truyền những dịch bệnh nào?
Trả lời:
Theo em, nguồn nước bị ô nhiễm có thể làm lan truyền những dịch bệnh như: thương hàn, tả, kiết lị, đau mắt,…
Câu 2: Địa phương nơi em sinh sống có bị ô nhiễm nguồn nước không? Em hãy nêu ra nguyên nhân vì sao nguồn nước lại bị ô nhiễm
Trả lời:
Địa phương nơi em sinh sống có bị ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân:
+ Mọi người vứt rác bừa bãi
+ Chưa có nơi tập kết, xử lí rác thải
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Trên đường đi học về, em nhìn thấy một bạn học sinh có ý định ném túi rác xuống con kênh ở gần đó. Em sẽ làm gì trong tình huống này?
Trả lời:
Nếu ở trong tình huống trên, em sẽ chạy đến gần bạn, ngăn chặn hành vi của bạn và giải thích cho bạn hiểu rằng hành động của bạn đang trực tiếp làm ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chính con người
Câu 2: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ nguồn nước?
Trả lời:
Những việc em đã làm để góp phần bảo vệ nguồn nước là:
+ Sử dụng tiết kiệm nước
+ Không vứt rác thải xuống môi trường nước
+ Tuyên truyền cho các bạn về việc phải bảo vệ môi trường nước và những hậu quả nặng nề nếu môi trường nước bị ô nhiễm
Câu 3: Em thường làm sạch nước bằng cách nào?
Trả lời:
Em thường làm sạch nước bằng cách đun sôi, lọc, sử dụng hóa chất…
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Trong nguồn nước ô nhiễm chứa những vi sinh vật có hại nào? Hãy kể tên một số vi sinh vật tồn tại trong nguồn nước ô nhiễm và tác hại của chúng mà em biết
Trả lời:
Một số vi sinh vật tồn tại trong nguồn nước ô nhiễm và những tác hại của chúng là:
Vi khuẩn: nhiều loại gây bệnh cho người, động vật, thực vật, gây nên những tổn thất nghiêm trọng về sức khoẻ, con người cũng như sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như trực khuẩn sốt rét thương hàn, trực khuẩn bệnh lỵ; proteus vulgaris gây bệnh ỉa chảy và chứng chảy máu đường ruột và các nhiễm trùng khác; khuẩn cầu chùm vàng gây ra nhiều bệnh ngoài da hay thực phẩm (áp xe, ung nhọt, ngộ độc)
Động vật nguyên sinh: nhiều loại gây nhiều bệnh nguy hiểm như sốt rét, bệnh ngủ Châu Phi, bệnh lỵ amip, bệnh viêm dạ dày - ruột non từ nước cho nhiều người (do Giardia lambia).
Các loại giun sán và trứng của chúng ký sinh ở người và động vật có thể được nước vận chuyển sán dây, sán sanigat, sán đầu giác latus, sáng lá gan, sáng máng, giun kim, giun móc
Amip sống ký sinh hoặc tự do có khả năng gây ra các tổn thương (lị amíp) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da..
=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước