Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Giáo án Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ sách Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  • Có ý thức trân trọng giá trị cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Rút ra được nguyên nhân cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ không thành công.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được những điểm tiến bộ và hạn chế trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ để rút ra bài học lịch sử cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm các thông tin, hình ảnh tư liệu về các cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xây dựng và phát triển đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
  • Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ liên quan đến nội dung bài học Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Đọc trước thông tin Bài 9 SHS để tìm hiểu bài học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, hoàn thành các Phiếu học tập theo yêu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ - tìm hiểu một số nhân vật và sự kiện nổi bật liên quan đến cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về Hồ Quý Ly và Cửa Nam của thành Tây Đô, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

  1. Sản phẩm:

- Đáp án trò chơi Đuổi hình bắt chữ.

- Câu trả lời của HS về một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ - tìm hiểu một số nhân vật và sự kiện nổi bật liên quan đến cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, quan sát hình ảnh và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS xung phong trả lời nhanh câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hình 1. Hồ Quý Ly.

Hình 2. Thành Nhà Hồ.

Hình 3. Tiền giấy.

Hình 4. Thuyền chiến cổ lâu.

Hình 5: Thần cơ sang pháo.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh về Hồ Quý Ly và Cửa Nam của thành Tây Đô:

  

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

 Hồ Quý Ly và cải cách của ông dưới Triều Hồ:

+ Là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam – nhà nước có ý nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.

+ Là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam:

  • Người khai sinh ra tiền giấy đầu tiên ở Việt Nam.
  • Xây dựng hệ thống phòng tuyến trên mặt đất, tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia.

+ Là nhân vật gây tranh cãi với những luồng ý kiến khen chê khác nhau. Các sử gia hiện đại đánh giá ông là người có đầu óc mạnh dạn, muốn xoay chuyển thời thế, nhưng phạm nhiều sai lầm chính trị, mất lòng dân dẫn đến hoạ mất nước.

Hồ Quý Ly để lại bài học cho lịch sử nhiều hơn là cái ông làm cho lịch sử.

+ Ngày 26/6/2011, Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thành Tây Đô (Thanh Hóa) là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn ở Việt Nam được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỉ XIV. Đây là một thành tựu cải cách nổi bật của ông nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn tiến hành cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Để nắm rõ hơn về những nội dung này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Bối cảnh lịch sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được bối cảnh lịch sử của cải cách Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 9.1, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.65 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.65 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Chính trị

Kinh

tế

hội

Đối ngoại

Nội dung

?

?

?

?

- Nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly:……………………………

……………………………………………………………

- GV cung cấp cho HS tư liệu, video về bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách (Đính kèm phía dưới hoạt động 1).

- GV căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học, mở rộng kiến thức, so sánh và nhận xét giữa nhân vật Hồ Quý Ly và Trần Thủ Độ (Đính kèm phía dưới hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhà Trần lâm vào khủng hoảng và ngày càng suy yếu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Bối cảnh lịch sử

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

Tư liệu - Về bối cảnh lịch sử cuối Triều Trần:

Vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) “sai đào hồ lớn ở vườn ngự nơi hậu cung, trong hồ chất đá làm núi, bên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ cây khác, thêm vào đấy nào là cỏ lạ, hoa thơm, muông kì, chim quý. Bốn mặt khai thông cho nước sông vào. Lại đào hổ khác, bắt dân chở nước vào hồ để nuôi cá, các hải sản. Bắt người Hoa châu chở cá sấu thả vào đấy. Lại làm dãy khách lang ở Tây Điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc... Nay xây cất, mai tu đạo, không lúc nào ngớt việc” Nhà vua lại “buông tuổng vô độ. Tính nghiện rượu, thường sai các quan vào uống rượu cùng. Người nào uống được nhiều thì ban thưởng. Bùi Khoan dùng kế giả vờ uống hết trăm thùng rượu, được thưởng tước hai tư Dương Nhật Lễ (con phường chèo, cháu Dụ Tông) gây sự biến, mưu đổi họ, gây biến, khiến cho Triểu Trần lâm vào cuộc khủng hoảng cung đình. Vua thích đánh bạc, thường xuyên gọi các nhà giàu ở Bắc Giang, Hà Tây vào cung, đặt 1 tiếng 30 quan. Vua lại tin dùng nịnh thần, Chu Văn An dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua chấp nhận đã

treo ấn từ quan.

https://vtv.vn/video/hao-khi-ngan-nam-xa-hoi-dai-viet-cuoi-thoi-tran-du-tong-phan-1-283842.htm

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Đối ngoại

Nội dung

- Đất nước khủng hoảng, chính trị bất ổn.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ

- Sản xuất trì trệ, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

- Đời sống của nhân dân nhất là nông nô bị bần cùng hoá.

- Đời sống của nhân dân cơ cực.

- Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

- Xung đột chiến tranh giữa Chăm-pa với Đại Việt.

- Ở phía Bắc, nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược.

→ Yêu cầu khách quan đặt ra cho Đại Việt:

- Phải giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt.

- Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra Triều Hồ (năm 1400).

- Nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly:

+ Hồ Quý Ly quê gốc ở Nghệ An, tổ bốn đời của ông dời ra Thanh Hóa, làm con nuôi con Huấn đạo Lê Huấn. Hồ Quý Ly có quan hệ họ hàng khăng khít với các vua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.

+ Hồ Quý Ly làm quan cho nhà Trần 28 năm, đến năm 1400 thì ép vua Trần Thiếu Đế phải

 

nhường ngôi cho mình, lập ra Triều Hồ (1400 – 1407), đặt tên nước là Đại Ngu (Niềm vui lớn). Triều Hồ chỉ tồn tại 7 năm với hai đời vua Hồ Quý Ly (1400) và Hồ Hán Thương (1400 – 1407).

 

Mở rộng: So sánh Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly

Trần Thủ Độ

Hồ Quý Ly

Cùng là ngoại thích đoạt ngôi tiền triều:

Là con của Trần Quả, người là em của Trần Lý. Trần Lý là người có công phò nhà Lý trong lúc loạn lạc. Sau anh em Trần Thừa, Trần Tự Khánh (con của Trần Lý và là anh ruột của Hoàng hậu Trần Thị Dung) là người lãnh đạo gia tộc họ Trần chiến đấu bảo vệ vương triều Lý và dần nắm giữ vai trò như một nhiếp chính vương.

Lấy em gái của vua Trần Nghệ Tông. Con gái ông là hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông.

 

Cách cướp ngôi:

- Ép vua Lý Huệ Tông đi tu ở chùa Chân Giáo.

- Tận sát các cựu hoàng.

- Tìm cách ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Thái Tông.

- Ép vua Trần Thuận Tông đi tu ở đạo quán Ngọc Thanh.

- Tận sát các cựu hoàng.

- Ép cháu ngoại là Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho mình.

- Trong những năm đầu nhà Trần, Trần Thủ Độ là người nắm binh quyền, có uy quyền lớn nhà Trần. Tuy nhiên, ông  chưa bao giờ có bụng cướp ngôi vua dành cho mình hay hậu duệ trực tiếp của mình.

- Trần Thủ Độ là quyền thần nhà Lý nhưng ông là khai quốc công thần nhà Trần, không vơ ngai vàng về mình.

- Dù ngoài 60 vẫn phải ngồi lên ngai vàng thì mới thỏa tâm nguyện (trước khi nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương).

Hoạt động 2. Nội dung cuộc cải cách

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 5 nhóm, khai thác Hình 9.2, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.65, 66 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt:

+ Trong hơn 30 năm nắm quyền lực dưới Triều Trần và Triều Hồ, Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục.

+ Cải cách: sự đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc cải cách với quy mô, nội dung, tác dụng, ý nghĩa khác nhau.

(Từ điển Thuật ngữ lịch sử phổ thông)

Vòng 1: Nhóm chuyên gia (Tất cả các nhóm cùng làm)

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 9.2, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.65, 66 và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm

Lĩnh vực

Nội dung

Nhóm 1

Chính trị - Hành chính

 

Nhóm 2

Kinh tế

 

Nhóm 3

Quân sự

 

Nhóm 4

Xã hội

 

Nhóm 5

Văn hóa – Giáo dục

 

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- GV tổ chức cho HS hình thành nhóm mới – Nhóm mảnh ghép:

+ Khoảng từ 3 - 6 người (bao gồm 1 - 2 người từ nhóm 1; 1 - 2 từ nhóm 2; 1 - 2 người từ nhóm 3,…).

+ Kết quả thảo luận của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

+ Mỗi nhóm bổ sung và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị - Hành chính

 

Kinh tế

 

Quân sự

 

Xã hội

 

Văn hóa – Giáo dục

 

- GV cung cấp thêm một số hình ảnh, video về cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 9.2 SGK tr.65, em hãy cho biết, tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, thảo luận theo 2 vòng và hoàn Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm nêu nội dung cuộc cải cách Hồ Quý Ly theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ gây tranh cãi với những luồng ý kiến khen chê khác nhau. Các sử gia hiện đại đánh giá ông là người có đầu óc mạnh dạn, muốn xoay chuyển thời thế, nhưng phạm nhiều sai lầm chính trị, mất lòng dân dẫn đến hoạ mất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nội dung cuộc cải cách

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH VỀ CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ

  

Tiền Thánh Nguyên Thông bảo

đời Hồ Quý Ly

Bản vẽ tiền Thông bảo hội sao

  

Súng thần cơ, cổ lâu thuyền – sáng chế của Hồ Nguyên Trừng

  
  

Thành Nhà Hồ (Tây Đô) - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần, kinh đô của nước Đại Ngu (1400 -1407)

https://www.youtube.com/watch?v=VZwlzjccqss (từ 1p34s – 5p40s).

https://www.youtube.com/watch?v=O6en-rog8V4

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ  2

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị - Hành chính

- Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia nước thành các lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương.

- Dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa), đổi Thăng Long thành Đông Đô.

Kinh tế

- Năm 1396: ban hành tiền giấy, thay thế tiền đồng, gọi là “Thông bảo hội sao”.

- Năm 1397: đặt phép hạn điền, hạn chế ruộng tư, tăng nguồn thu cho nhà nước.

- Năm 1404: thống nhất đơn vị đo lường, cải cách thuế đinh và tô ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.

Quân sự

- Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, tăng cường quân số .

- Kĩ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

Xã hội

- Năm 1401: ban hành phép hạn nô, chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.

- Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân.

Văn hóa – Giáo dục

- Hạn chế Phật giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, tinh thần Pháp gia.

- Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.

- Sửa đổi chế độ thi cử, mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cấp học điền cho các địa phương. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán.

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá vì:

+ Tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh.

+ Rời Thăng Long vì đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ. Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của Hồ Quý Ly.

→ Việc xây dựng kinh đô mới được tính toán cân nhắc, cẩn thận.

Hoạt động 3. Kết quả và ý nghĩa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 3 SGK tr.67 và trả lời câu hỏi:

- Nêu kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- Theo em, vì sao cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ không thành công?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5 - MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6 – LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5 – MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6 – LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 - LICH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 - CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 – DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay