Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
Giáo án Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) sách Lịch sử 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TCN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)
(5 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc; nêu được ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- Nêu được bối cảnh lịch sử, trình bày được diễn biến chính và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn, trình bày được bối cảnh lịch sử, những diễn biến chính và nêu được ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.
- Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.
- Nêu được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam; có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi, thảo luận vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin tư liệu để trình bày được nội dung chính và nêu được ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc; nêu được bối cảnh lịch sử, trình bày được diễn biến chính và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; trình bày được bối cảnh lịch sử, những diễn biến chính và nêu được ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử liên quan đến các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX.
- Năng lực vận dụng dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua việc rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.
- Phẩm chất:
- Yêu nước: có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Bảng biểu, tranh ảnh, đoạn phim, video tư liệu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui ô chữ, giải các ô chữ hàng ngang liên quan đến các anh hùng dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc, tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung bài học.
- GV trích dẫn cho HS câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em suy nghĩa gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc mà em đã được học.
- Sản phẩm:
- HS tìm được đáp án trò chơi Đố vui ô chữ.
- HS trình bày ý nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hiểu biết về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc mà em đã được học.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đố vui ô chữ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui ô chữ.
- GV nêu nhiệm vụ cho HS thực hiện:
+ Giải các ô chữ hàng ngang liên quan đến anh hùng dân tộc trong công cuộc giải phóng dân tộc.
+ Tìm ô chữ chủ đề liên quan đến nội dung bài học Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.
- GV lần lượt đọc câu hỏi cho các ô chữ hàng ngang:
+ Ô chữ số 1 (10 chữ cái): Vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam
“Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
…Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
+ Ô chữ số 2 (13 chữ cái): Bài thơ dưới đây nói về vị tướng nào?
“…Muốn chém cá kình, đè sóng dữ
Chẳng làm tì thiếp, sống nhờ ai
Múa gươm, xông trận như thần tướng
Cồng đánh, voi gầm tựa sấm oai”.
+ Ô chữ số 3 (10 chữ cái): Người anh hùng áo vải đánh thắng quân Thanh.
+ Ô chữ số 4 (10 chữ cái): Tác giả của Bình Ngô đại cáo và nghệ thuật “mưu phạt tâm công”.
+ Ô chữ số 5 (6 chữ cái): Đoạn thơ dưới đây nói về nhân vật lịch sử nào của Việt Nam?
“Tiết độ sứ, tự xưng, làm chủ giang sơn (…)
Thuật nội trị: coi khoan – giản – an – lạc làm đầu
Phép ngoại giao: lấy nhu – trí – thắng – cương là gốc
Củng cố chính quyền: đặt phủ, lộ, châu, giáp, xã,…cốt giản dị khoan dung
Cải cách điền tô: định thuế, khóa, hộ, binh, lương,…trọng công bằng phép tắc”.
+ Ô chữ số chủ đề (9 chữ cái): Hình thức đấu tranh cao nhất của đông đảo nhân dân bị áp bức bóc lột, nổi lên lật đổ giai cấp thống trị trong nước hoặc giặc ngoại xâm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, giải các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV quan sát, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS xung phong giải các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1 | T | R | Ư | N | G | V | Ư | Ơ | N | G |
|
|
|
2 | T | R | I | Ệ | U | T | H | Ị | T | R | I | N | H |
3 |
| Q | U | A | N | G | T | R | U | N | G |
|
|
4 |
| N | G | U | Y | Ễ | N | T | R | Ã | I |
|
|
5 | K | H | Ú | C | T | H | Ừ | A | D | Ụ |
|
|
|
Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: KHỞI NGHĨA
Nhiệm vụ 2: Đọc đoạn tư liệu và trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho HS cả lớp cùng nghe: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. |
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em suy nghĩa gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
+ Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc mà em đã được học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Ý nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lòng yêu nước của nhân dân ta.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Đồng thời, phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. Từ đó, cố gắng tiếp nối bước cha ông, luôn nỗ lực cống hiến, đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu.
+ Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu: khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua tiến trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,… như thế nào? Bài học lịch sử để lại cho ngày nay là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính và và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43).
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 1, Hình 2, tư liệu, thông tin mục 1a SGK tr.53, 54 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về khởi nghĩa Hai Bà Trưng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân Việt Nam đã nổ ra liên tục. Vậy đó là những cuộc khởi nghĩa nào, chúng ta cùng tìm hiểu về từng cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. - GV trình chiếu và giới thiệu cho HS về Hai Bà Trưng: + Hai Bà Trưng (13/9/14 - 5/3/43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.
lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 1, Hình 2, tư liệu, thông tin mục 1a SGK tr.53, 54 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - GV cung cấp cho HS một số tư liệu hình ảnh, video về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) - Bối cảnh lịch sử: nhà Đông Hán đặt ách thống trị lên vùng Giao Chỉ. - Nội dung chính: + Năm 40 – 41: · Trưng Trắc, Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa ở Mê Linh. · Tô Định – thái thú quận Giao Chỉ bỏ trốn. · Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. + Năm 42: · Nhà Hán cử Mã Viện đưa quân sang đàn áp. · Hai Bà Trưng lui quân về Hát Môn. + Năm 43: · Hai Bà Trưng hi sinh tại Hát Môn. · Khởi nghĩa tan rã. - Ý nghĩa: + Là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. + Thể hiện sức mạnh, ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam.
| ||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
|
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu về khởi nghĩa Bà Triệu (248)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính và và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248)
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.54, 55 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về khởi nghĩa Bà Triệu (248) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc mục Em có biết, Góc mở rộng SGK tr.54, 55 để nắm được một số thông tin về Bà Triệu. - GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về Bà Triệu:
Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. + Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, có chí lớn. + Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), quan lại nhà Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bbàn với anh việc khởi binh chống lại. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.54, 55 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. - GV cung cấp cho HS một số tư liệu hình ảnh, video về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2). - GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng và cho biết: Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý báu nào của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung, vùng đất Thanh Hóa nói riêng, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Khởi nghĩa Bà Triệu (248) - Bối cảnh lịch sử: năm 248, dưới ách thống trị của nhà Ngô, Triệu Thị Trinh (Bà Triệu ) và anh trai là Triệu Quốc Đạt nổi dậy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hóa). - Diễn biến chính: + Sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời, Bà Triệu được tôn làm chủ tướng. + Nhà Ngô huy động lực lớn mới đàn áp được. - Ý nghĩa: + Thể hiện tinh thần, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ cửa chính quyền phương Bắc. + Khẳng định sức mạnh, ý chí của phụ nữ Việt Nam.
| ||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
https://www.youtube.com/watch?v=XXB4rvTzjXU Trả lời câu hỏi mở rộng: Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã góp phần hình thành truyền thống quý giá yêu nước của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Mỗi khi giặc ngoại xâm lâm le bờ cõi nước nhà, người già, thanh niên trai tráng, thậm chí là phụ nữ cũng tham gia chống giặc. Mặc dù là phận nữ nhi, chân tay mềm yếu nhưng khi “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. |
Hoạt động 1.3. Tìm hiểu về khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính và và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602).
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 4, 5, tư liệu, thông tin mục 1c SGK tr.55, 56 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602).
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà thông thái. Trong vòng 5 phút, HS xung phong, nêu một vài hiểu biết về Lý Bí (HS sau nêu thông tin khác HS trước). - GV tổng kết, trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về Lý Bí:
chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. + Ông là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 4, 5, tư liệu, thông tin mục 1c SGK tr.55, 56 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602). - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.3). - GV mở rộng, liên hệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (mùa xuân năm 542) so với khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có điểm gì giống và khác nhau? + Dựa vào các kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu “những đóng góp đầu tiên” của Lý Bí đối với lịch sử dân tộc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602). - GV yêu cầu 2 – 3 HS trả lời câu hỏi mở rộng (đính kèm phía dưới Hoạt động 3). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thắng lợi của cuộc Khởi nghĩa Lý Bí có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một bước trưởng thành của ý thức dân tộc, khẳng định nền độc lập tự chủ của nhân dân ta và phủ nhận quyền đô hộ thống trị của đế chế phương Bắc đối với đất nước ta. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602) - Bối cảnh lịch sử: + Đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt cai trị ở Giao Châu, chính sách thuế khóa nặng nề. + Mâu thuẫn giữa dân chúng và chính quyền đô hộ gay gắt. → Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. - Diễn biến chính: + Năm 542 – 543: · Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. · Nghĩa quân giành được nhiều quận, huyện. + Năm 544: · Lý Bí lên ngôi vua. · Thiết lập triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). + Năm 545 – 548: · Quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Lý Nam Đế lui quân về Phú Thọ. · Giao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục rồi qua đời. + Năm 550: Triệu Quang Phục làm vua nước Vạn Xuân. + Đầu thế kỉ VII: · Nhà Tùy đưa quân sang xâm lược. · Nhà nước Vạn Xuân chấm dứt. - Ý nghĩa: + Khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền phương Bắc. + Cho thấy khả năng thắng lợi trong công cuộc giành lại độc lập, tự chủ. + Để lại cho hậu thế những bài học quan trọng về chính trị, quân sự. | ||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ (542 – 602) https://www.youtube.com/watch?v=_CsULIRNm74 Trả lời câu hỏi mở rộng: 1. Sự giống và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Hai Bà Trưng: - Giống nhau: Cùng nổ ra vào mùa xuân nhằm chống lại chính quyền đô hộ phương Bắc; cùng giành được thắng lợi ban đầu và thành lập được chính quyền tự chủ một thời gian. - Khác nhau: Hai Bà Trưng mới xưng vương thì Lý Bí đã xưng đế; Hai Bà Trưng mới xây dựng được chính quyền tự chủ sơ khai thì Lý Bí đã xây dựng quốc hiệu riêng với chính quyền có hai ban văn, võ; Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh trong khi Lý Bí dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch; chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng chỉ tồn tại được ba năm trong khi chính quyền của nhà nước Vạn Xuân tồn tại lâu hơn. 2. Những đóng góp của Lý Bí và “những điều đầu tiên”: - Người Việt Nam đầu tiên tự xưng là hoàng đế. - Người Việt Nam đầu tiên quyết định phế bỏ niên hiệu của phong kiến phương Bắc để đặt niên hiệu riêng là Thiên Đức. - Người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận ra vị trí trung tâm của vùng ngã ba sông Tô Lịch để đóng đô. |
Hoạt động 1.4. Tìm hiểu về khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ XVIII)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính và và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602).
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 6, tư liệu, thông tin mục 1d SGK tr.56 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ XVIII) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về Phùng Hưng: Câu 1: Phùng Hưng là người:
Câu 2: Phùng Hưng là lãnh tụ cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của:
Câu 3: Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện đặc biệt nào về Phùng Hưng? A. Mở lò vật, lập phường săn. B. Chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. C. Dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm. D. Ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Gợi ý:
- GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về Phùng Hưng: + Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu. Ông là nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. + Ông nối nghiệp cha và đã trở thành Hào trưởng đất Đường Lâm. Tượng thờ Phùng Hưng - làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 6, tư liệu, thông tin mục 1d SGK tr.56 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng. - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.4). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và cho biết: Vì sao nhân dân lại ủng hộ khởi nghĩa Phùng Hưng? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII). - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.4). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khởi nghĩa Phùng Hưng tuy thất bại nhưng đã gây ra những tổn thất nặng nề cho quân Đường, khẳng định ý chí và khát vọng độc lập của người Việt. - GV chuyển sang nội dung mới. | d. Khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII) - Bối cảnh lịch sử: Năm 766 – 780: dưới ách cai trị của nhà Đường, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp nhân dân khởi nghĩa. - Diễn biến chính: + Nghĩa quân bao vây, đánh chiếm thành Tống Bình. + Phùng Hưng làm chủ, sắp đặt mọi việc. + Phùng Hưng mất, con trai Phùng An lên nối nghiệp. + Chính quyền nhà Đường đàn áp, buộc Phùng An ra hàng. - Ý nghĩa: + Thể hiện ý chí và quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt. + Cổ vũ tinh thần, góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc giành độc lập, tự chủ đầu thế kỉ X.
| ||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG (CUỐI THỂ KỈ VIII) https://www.youtube.com/watch?v=JWjgHYbpXAo Trả lời câu hỏi mở rộng: Khởi nghĩa Phùng Hưng được nhân dân ủng hộ vì: - Khởi nghĩa Phùng Hưng được dẫn dắt bởi Phùng Hưng – người có uy tín và tài năng. Ông là con trai của một vị quan trung thành với nhà Lý, bị nhà Đường bắt giết. Ông đã trốn thoát và lập nên một đội quân kháng chiến, gồm những người dân nghèo, những binh lính cựu chiến binh và những quan lại bị đày ải. - Khởi nghĩa được hưởng lợi từ sự yếu kém của nhà Đường. Nhà Đường đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nội bộ và ngoại giao, không thể củng cố quyền lực ở nước ta. Quân Đường bị chia rẽ bởi sự tranh giành quyền lực giữa các tướng lĩnh và sự phản bội của một số người Việt, không được lòng dân do áp đặt thuế cao, cưỡng chế lao động và hành hạ người dân. - Khởi nghĩa được thúc đẩy bởi sự tự hào dân tộc và mong muốn giành lại độc lập của người Việt. Người Việt đã có truyền thống chống lại sự xâm lược của các nước láng giềng từ hàng ngàn năm trước, một nền văn hóa riêng biệt, không muốn bị đồng hóa với nhà Đường. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu, mục 2a SGK tr.57 và trả lời câu hỏi: Nêu bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây