Trắc nghiệm bài 11: Hòa sắc trong tranh chủ đề lễ hội
Mĩ thuật 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Hòa sắc trong tranh chủ đề lễ hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Đâu là tên lễ hội ở Việt Nam:
A. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ).
B. Ngày Quốc khánh 2/9.
C. Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
D. Ngày sách Việt Nam.
Câu 2. Đâu là tên lễ hội theo vùng miền, mùa ở Việt Nam:
A. Lễ hội đến Gióng (Hà Nội).
B. Lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận).
C. Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa văn hóa của lễ hội:
A. Lễ hội là chủ đề quen thuộc trong các sáng tác mĩ thuật.
B. Nhiều tác phẩm sử dụng màu sắc tươi vui để thể hiện không khí rộn ràng, náo nức trong lễ hội.
C. Lễ hội tập trung chủ yếu ở miền núi, đa số không có đồng bằng.
D. Những hoạt động như: đoàn rước, múa,…là nguồn cảm hứng để tạo nên các bố cục hấp dẫn sinh động.
Câu 4. Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở miền sông nước:
A. Hội Lim.
B. Lễ hội Nghinh Ông.
C. Lễ hội chùa Hương.
D. Lễ hội Lồng Tồng.
Câu 5. Để tạo nên hòa sắc trong một sản phẩm mĩ thuật cần lưu ý điều gì?
A. Lựa chọn các màu chủ đạo trong sản phẩm mĩ thuật và các màu phụ khác để thể hiện nền, các chi tiết.
B. Màu chủ đạo và màu phụ có sự hài hòa về sắc độ, sự tương phản, gam màu.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 6. Tranh sơn mài Lễ hội đầu năm là của họa sĩ:
A. Bùi Xuân Phái.
B. Tô Ngọc Vân.
C. Nguyễn Gia Trí.
D. Huy Oánh.
Câu 7. Điền vào chỗ trống (…) cụm từ phù hợp trong câu “Những hoạt động như múa, rước là… để tạo nên các bố cục hấp dẫn, sinh động”.
A. Nguồn cảm hứng.
B. Sự sáng tạo.
C. Chủ đề.
D. Đề tài.
Câu 8. Đâu không phải là tên một lễ hội theo vùng ở nước ta:
A. Lễ hội Ka-tê.
B. Lễ hội tắm nước sông Hằng.
C. Lễ hội Buôn Đôn.
D. Lễ hội đền Hai Bà Trưng.
Câu 9. Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở khu vực miền núi:
A. Lễ hội vía bà Chúa Xứ.
B. Lễ hôi Lam Kinh.
C. Lễ hội săn mây Tà Xùa.
D. Lễ hội đua voi.
Câu 10. Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở khu vực đồng bằng:
A. Lễ khai ấn đền Trần.
B. Lễ hội hoa ban.
C. Lễ hội Hết Chá.
D. Lễ hội cầu mưa.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Các lễ hội văn hóa theo vùng miền ở nước ta có đặc trưng về:
A. Hình ảnh, màu sắc.
B. Không gian, thời gian.
C. Ý nghĩa văn hóa của lễ hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Lễ hội là:
A. Sự kiện văn hóa gắn với các nghi thức cúng bái, thờ tụng.
B. Sự kiện văn hóa gắn với đời sống tinh thần được tổ chức ở khắp mọi miền Tổ quốc bao gồm phần “lễ” và phần “hội”.
C. Sự kiện văn hóa gắn với những hoạt động, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng.
D. Sự kiện văn hóa gắn với đời sống vật chất được tổ chức ở khắp mọi miền Tổ quốc bao gồm phần “lễ” và phần “hội”.
Câu 3. Đặc trưng của lễ hội Việt Nam có màu sắc cụ thể nào?
A. Vàng.
B. Đỏ.
C. Lam.
D. Cam.
Câu 4. Câu hỏi nào có thể được đặt ra khi trình bày, trao đổi về thực hiện một sản phẩm mĩ thuật chủ đề lễ hội bằng hình thức nặn hoặc vẽ.
A. Màu sắc nào được thể hiện trong sản phẩm của bạn.
B. Bạn đã dùng hòa sắc gì để thể hiện sản phẩm mĩ thuật.
C. Bạn có gặp khó khăn gì khi khai thác vốn văn hóa dân tộc trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật không, vì sao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Quan sát tranh sơn mài Lễ hội đầu năm (Nguyễn Gia Trí, SGK Kết nối tri thức trang 52), cho biết những màu sắc nào được họa sĩ thể hiện trong tranh?
A. Màu lạnh.
B. Màu nóng.
C. Tổng hòa của những màu nóng, lạnh ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong lễ hội mùa xuân.
D. Tổng hòa của những màu nóng, lạnh ca ngợi vẻ của thiên nhiên đất trời.
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1. Quan sát tranh sơn mài Lễ hội đầu năm (Nguyễn Gia Trí, SGK Kết nối tri thức trang 52), cho biết họa sĩ đã sử dụng hòa sắc gì để thể hiện tác phẩm?
A. Hòa sắc màu nóng ấm.
B. Gam màu chủ đạo là đỏ, vàng, nâu được tác giả sắp xếp khéo léo.
C. Xen kẽ gam màu nóng ấm chủ đạo là những mảng màu xanh tạo nên nhịp điệu hài hòa, cân đối.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Để thể hiện sản phẩm mĩ thuât về chủ đề lễ hội có thể dùng hình thức trong lĩnh vực:
A. Mĩ thuật tạo hình 2D.
B. Mĩ thuật tạo hình 3D.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Cho biết lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra vào thời gian nào trong năm?
A. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
B. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
C. Ngày 2 tháng 9 dương lịch hàng năm.
D. Ngày 30 tháng 4 dương lịch hàng năm.
Câu 2. Lễ hội theo vùng miền ở Việt Nam bao gồm mấy phần?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.