Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế công nghiệp) Bài 2: thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có
Giáo án Bài 2: thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có sách Mĩ thuật 11 - Thiết kế đồ hoạ kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế công nghiệp) Bài 2: thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm
BÀI 2: THIẾT KẾ ĐỒ TRANG SỨC THỦ CÔNG BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ
(11 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được tính thẩm mĩ và tính ứng dụng thông qua sản phẩm đồ trang sức.
- Biết về tính đa dạng của vật liệu trong thực hiện đồ trang sức.
- Biết về đặc điểm của đồ trang sức thủ công.
- Biết sử dụng ngôn ngữ tạo hình để thể hiện được ý tưởng thiết kế đồ trang sức.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Thực hiện được phác thảo thiết kế và hoàn thiện đồ trang sức từ vật liệu sẵn có. Trong đó, thể hiện sự kết hợp giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng.
- Biết thực hành một số kĩ thuật đơn giản trong thực hiện đồ trang sức thủ công.
- Phẩm chất
- Hình thành niềm yêu thích đối với lĩnh vực thiết kế trang sức và biết ứng dụng vào cuộc sống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV Mĩ thuật 11.
- Một số sản phẩm thiết kế đồ trang sức của HS, chuyên gia,...
- Các tư liệu hình ảnh thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có,...
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SHS Mĩ thuật 11.
- Giấy vẽ A4, bút chì, màu nước, màu dạ, màu sáp, thước, tẩy,...
- Vật liệu sẵn có và dụng cụ để chế tác đồ trang sức đơn giản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết và hiểu về sự đa dạng của đồ trang sức thủ công, từ chất liệu cho đến kiểu dáng.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình về công cụ, kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức thủ công.
- Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Các vật liệu sẵn có và công cụ thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức.
+ Nhóm 2: Kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức.
- GV lưu ý HS khi tìm hiểu và chuẩn bị phần thuyết trình:
+ Điều gì tạo nên ấn tượng cho sản phẩm đồ trang sức thủ công? (vật liệu, kiểu dáng,...)
+ Cách lựa chọn, kết hợp vật liệu trong chế tác đồ trang sức thủ công cần lưu ý gì?
+ Việc sử dụng công cụ, kĩ thuật trong chế tác đồ trang sức cần lưu ý gì để đảm bảo tính an toàn và thẩm mĩ.
+ Chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến bài viết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình của nhóm mình.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời các nhóm trình bày phần thuyết trình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS:
+ Nhóm 1: Các vật liệu sẵn có và công cụ thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức: dây chun/ thun; hạt nhựa; cành cây khô;...
+ Nhóm 2: Kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức: kĩ thuật mở và đóng vòng tròn; kĩ thuật tết dây; kĩ thuật hàn kim loại; kĩ thuật đính hạt;...
- GV nhấn mạnh: Thiết kế trang sức từ vật liệu sẵn có vừa mang tính độc đáo, tính thẩm mĩ vừa mang tính độc nhất.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhận biết được đặc điểm của đồ trang sức thủ công (tính truyền thống, tính độc đáo, tính kinh tế).
- Biết được sự khác nhau giữa đồ trang sức thủ công và đồ trang sức sản xuất hàng loạt.
- Hiểu được cách lựa chọn vật liệu và kĩ thuật trong thiết kế trang sức.
- Biết và thực hành chế tác đồ trang sức thủ công theo các bước gợi ý cơ bản.
- Nội dung:
- Đặc điểm của đồ trang sức thủ công.
- Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có.
- Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế trang sức và một số kĩ thuật thực hiện đồ trang sức thủ công.
- Các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm đồ trang sức thủ công.
- Thiết kế tạo mẫu một đồ trang sức từ vật liệu sẵn có.
- Sản phẩm:
- Tư duy về thiết kế đồ trang sức đơn giản từ vật liệu sẵn có.
- Sản phẩm đồ trang sức từ vật liệu sẵn có đơn giản.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Nhiệm vụ 1: Một vài đặc điểm của đồ trang sức thủ công Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị phần thuyết trình theo nội dung: + Nhóm 1: Tính truyền thống của đồ trang sức thủ công. + Nhóm 2: Tính độc đáo của đồ trang sức thủ công. + Nhóm 3: Tính kinh tế của đồ trang sức thủ công. + Nhóm 4: Sự khác biệt giữa đồ trang sức thủ công và đồ trang sức sản xuất hàng loạt. - GV yêu cầu HS chuẩn bị các hình ảnh sản phẩm thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có: + Bản vẽ thiết kế. + Sản phẩm hoàn thiện. + Video clip các bước thực hiện đồ trang sức đơn giản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận, chuẩn bị: + Sản phẩm (hình ảnh, sản phẩm vật) đồ trang sức tương ứng với từng đặc điểm của đồ trang sức thủ công. + Tư liệu minh chứng về luận điểm của nhóm nêu ra. + Tìm hiểu nội dung của các nhóm khác để đặt câu hỏi liên quan. - HS chuẩn bị các hình ảnh sản phẩm thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS: + Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm. + Sự tham gia của HS trong lớp. + Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận. + Bản vẽ thiết kế, vật liệu – đồ dùng trong thực hành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày phần thuyết trình. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Một vài đặc điểm của đồ trang sức thủ công - Tính truyền thống: + Được truyền qua nhiều thế hệ và được xem là kỉ vật của dòng họ, gia đình. + Thể hiện biểu tượng văn hóa đại diện cho truyền thống của một số dân tộc. - Tính độc đáo: + Biểu thị trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác đạt tới đỉnh cao. + Mỗi sản phẩm thể hiện nét riêng biệt rất riêng. - Tính tinh tế: Những món đồ tinh xảo được tạo ra bằng sự tỉ mỉ, khéo léo.
| |||
Nhiệm vụ 2: Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS giới thiệu những sản phẩm đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có đã sưu tầm. - GV trình chiếu cho HS xem những đồ trang sức từ vật liệu sẵn có: - GV trình chiếu video clip về một số đồ trang sức từ vật liệu sẵn có: https://www.youtube.com/watch?v=nRyi7DmX8r8 (0:07 – 2:10) - GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: + Các vật liệu thường được sử dụng làm đồ trang sức thủ công là gì? + Với những vật liệu này, các em hình dung sẽ dùng những kĩ thuật nào để chế tác (ghép, nối, uốn,...)? + Ở địa phương em có thể sử dụng những vật liệu sẵn có nào để chế tác đồ trang sức thủ công? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình minh họa SGK, xem video clip GV chuẩn bị và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có - Vòng tay làm từ dây chun/ thun. - Vòng cổ làm từ hạt nhựa. - Vòng cổ làm từ cành cây khô. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây