Đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 9)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
  2. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

- Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

- Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

- Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

Câu 1 (0,5 điểm). Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào?

  1. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
  2. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.
  3. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

Câu 2 (0,5 điểm). Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào?

  1. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
  2. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.
  3. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng?

  1. Vì bà không nhận ra anh.
  2. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
  3. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

Câu 4 (0,5 điểm). Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến?

  1. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
  2. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
  3. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.
  4. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

  1. (1,0 điểm) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật được coi như người trong đoạn thơ.
  2. (1,0 điểm) Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được chỉ cho sự vật trong đoạn thơ.

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn dưới đây và xem nó thuộc từ chỉ đặc điểm của sự vật hay từ chỉ đặc điểm của hoạt động?

Ánh nắng lướt đi rất nhanh, đổi màu thoăn thoắt: vàng ruộm trên cánh đồng thơm nồng mùa gặt, nâu  sẫm trên luống đất vừa gieo hạt, đỏ rực trên mái  ngói, xanh mướt trên những vườn cây um tùm,... Đi qua đồng cỏ, bất chợt nắng thấy cái gì nhỏ xíu,  tròn xoe nấp kín đáo trong một ngọn cỏ. Nắng đậu xuống nhè nhẹ, chậm rãi. À, thì ra là một giọt sương  bé nhỏ không chịu tan đi dù mặt trời đã lên cao.

(Theo Ngọc Minh)

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (1,5 điểm)

Đề bài: Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường hoặc lớp em.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2,0

Luyện từ và câu

0,5

1,5

2

0

4,0

Luyện viết đoạn văn

1

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

1,5

 

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

 

 

 


 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

- Nhận biết được tính từ

 

1,5

C5.a

 

Kết nối

- Phân tích được các cách nhân hóa.

 

0,5

C5.b, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được hình thức của đoạn văn.

- Kể được một hoạt động thú vị ở trường.

- Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Thuật lại được sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

- Nêu được cảm nhận, suy nghĩ về sự việc.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay