Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 4: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIXI. Nhận biết
Câu 1: Chỉ ra mâu thuẫn cơ bản đẫn đến sự sụp đổ của xã hội phong kiến ở Trung Quốc?
Trả lời
- Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của xã hội phong kiến ở Trung Quốc:
+ Cũng như tình hình ở các nước khác, xã hội phong kiến Trung Quốc trải qua nhiều biến động lớn: có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện quan hệ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, quan lại trở nên sâu sắc đặc biệt vào cuối các triều đại lớn như Đường, Tống, Nguyên, Minh.
+ Mẫu thuẫn giai cấp làm bùng lên bùng lên những cuộc khởi nghĩa lớn
- Dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại đang thống trị hoặc các cuộc xâm lược và thống trị của các bộ tộc láng giềng cùng sự ra đời của các triều đại mới.
Câu 2: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc hình thành như thế nào?
Trả lời
- Sau hàng ngàn năm xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc (khoảng thế kỉ VIII – V TCN), nhờ sự phát minh ra thuật luyện sắt, cải tiến sản xuất nông nghiệp, mở rộng ruộng đồng, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Trên cơ sở đó, xã hội Trung Quốc cũng đổi thay, dần dần phân hóa thành hai giai cấp mới:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Bản thân giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.
Câu 3: Hãy cho biết tình hình chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền Trung Quốc thời Minh – Thanh?
Trả lời
- Tình hình chính trị
- Cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XVIII, trên vùng thảo nguyên Mông Cổ một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự ra đời. Mông Cổ mở rộng xâm lược nhiều nơi, tiến xuống phía nam.
- Năm 1257, nhà Tống bị tiêu diệt, Khu-bi-lai lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyên trên đất Trung Quốc (1271 – 1368).
- Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh.
- Cuối triều Minh, mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa Lý Tự Thành bùng nổ. Giữa lúc đó Nam Thanh chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh (1614 – 1911).
- Về tổ chức bộ máy chính quyền: Tương đối giống với các triều đại phong kiến trước đó (Tần – Hán, Đường, Tống). Cụ thể:
- Thời Minh – Thanh bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, thay vào là các bộ.
- Nhà Thanh có thêm sự phân biệt đối xử giữa người Hán với người Mãn. Quyền hành chủ yếu tập trung trong tay người Mãn.
- Thời Minh – Thanh tiếp tục con đường xâm lược của các triều đại trước, các hoàng đế Minh – Thanh đều đem quân đi xâm lược các nước láng giềng. Nhưng khi xâm lược Đại Việt thì bị thất bại.
Câu 4: Xã hội phong kiến Trung Quốc phân hóa thành hai giai cấp mới và xuất hiện quan hệ phong kiến. Hãy cho biết đó là hai giai cấp nào? Quan hệ phong kiến nào?
Trả lời
- Xã hội phong kiến Trung Quốc phân hóa thành hai giai cấp mới:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Bản thân giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện quan hệ phong kiến đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
Câu 5: Thời đại nào được gọi là thời kì thịnh vượng của Trung Quốc thời phong kiến? Sự thịnh vượng đó được thể hiện như thế nào?
Trả lời
- Thời Đường được gọi là thời kì thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời phong kiến
- Biểu hiện: Thời phong kiến, nhà Đường ở Trung Quốc phát triển toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và đối ngoại.
* Về chính trị:
– Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương:
+ Nhà Đường cử người thân tín cai quản các địa phương.
+ Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
– Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.
* Về kinh tế:
– Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế.
– Nhà nước lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.
- Nhà nước quan tâm đến sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương. Nhà Đường có quan hệ buôn bán với với hầu hết các nước ở châu Á.
- Thời nhà Đường, “Con đường Tơ lụa” hình thành.
* Về văn hóa:
– Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống. Phật giáo tiếp tục phát triển.
– Thành lập nhiều cơ quan ghi chép sử.
– Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
* Về đối ngoại:
- Đem quân chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên. - Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục,...
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Chế độ quân điền là gì? Trình bày nội dung và tác dụng của chế độ quân điền ở Trung Quốc thời phong kiến nhà Đường?
Trả lời
- Chế độ quân điền là lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân.
- Nội dung của chế độ quân điền:
+ Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.
+ Các quan lại, tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối
- Tác dụng:
+ Nông dân yên tâm sản xuất.
+ Thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.
+ Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.
Câu 2: Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, nhà nước nào đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc? Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà nước này thể hiện như thế nào?
Trả lời
- Nhà Tống đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc.
- Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà Tống:
+ Nhà Tống thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách nhằm ổn định đất nước...
+ Nhà Tống có nhiều phát minh quan trọng như: la bàn, thuốc súng, làm giấy, nghề in,...
Câu 3: Nhà Minh thành lập vào thời gian nào? Do ai thành lập? Trung Quốc dưới thời Minh phát triển như thế nào?
Trả lời
- Nhà Minh thành lập vào năm 1368 do Chu Nguyên Chương thành lập
- Trung Quốc dưới thời nhà Minh:
- Sự phát triển kinh tế: Từ thế kỉ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế chủ nghĩa tư bản:
- Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ – người làm thuê.
- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
- Về chính trị:
- Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
- Cuối thời nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sup đổ.
Câu 4: Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại và nguyên nhân khiến nhà Thanh suy sụp?
Trả lời
- Chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Thanh
- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”
- Nguyên nhân Nhà Thanh suy sụp:
- Cuối thời nhà Thanh các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi đã làm cho nhà Thanh suy yếu dần.
- Các nước phương Tây xâu xé Trung Quốc, dẫn đến sự suy sụp chế độ phong kiến nhà Thanh vào năm 1911.
Câu 5: Nhà Thanh đã thi hành chính sách áp bức dân tộc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến?
Trả lời
- Nhà Thanh đã thi hành chính sách áp bức dân tộc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến:
+ Cũng giống như triều Nguyên trước đây, nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc. Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục đến đầu tóc.
+ Mặc dầu các hoàng đế Thanh dùng các biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang nhưng không thể làm cho mâu thuẫn dân tộc dịu đi.
+ Những chính sách áp bức dân tộc đó làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu.
+ Lợi dụng cơ hội này, tư bản phương Tây đua nhau dòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Từ đó dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm các tôn giáo nào? Đặc điểm của từng tôn giáo?
Trả lời
- Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm 3 tôn giáo chính: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
- Đặc điểm của từng tôn giáo:
- Nho giáo:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.
- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Quốc, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...
- Đạo giáo:
- Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II là một trong những tôn giáo lớn của Trung Quốc.
- Đạo giáo tôn Lão Tử (Thái thượng Lão Quân) làm giáo chủ.
- Phật giáo:
- Phật giáo ở Trung Quốc cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Các nhà sư Trung Quốc đã tin tưởng sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lý của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Quốc để truyền đạo.
Câu 2: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo | |
Sử học | |
Văn học | |
Khoa học kĩ thuật | |
Kiến trúc, điêu khắc |
Trả lời
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo | - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. - Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh đạt nhất dưới thời Đường. Nhiều vị vua tôn sùng đạo Phật, cho xây chùa, đúc tượng, in kinh,... |
Sử học | Thời Đường, cơ quan ghi chép sử được thành lập. Nhiều bộ sử thi lớn được biên soạn như: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khổ toàn thư,... |
Văn học | - Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... - Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Nguyên đến thời Thanh. Tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,... |
Khoa học kĩ thuật | Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt,... và kĩ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến. |
Kiến trúc, điêu khắc | - Xây dựng nhều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành,... - Những bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,... đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc. |
Câu 3: Trình các phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?
Trả lời
- Trung Quốc thời phong kiến có bốn phát minh lớn:
Lĩnh vực | Phát minh |
Về giấy | + Đến thế kỉ I TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. + Đến năm 105, một viên quan hoạn thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. + Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang Ả Rập và sau đó truyền đến các nước Tây Âu. |
Về kĩ thuật in | + Bắt đầu được phát minh từ thời Đường, nhưng bấy giờ người ta chỉ mới biết in bằng bản khắc trên gỗ. + Đến giữa thế kỉ XI (thời Tống), một người dân thường tên là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. + Phát minh của Tất Thăng là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in, tuy vẫn còn một số nhược điểm. Đến đầu thế kỉ XIV, nhược điểm đó được khắc phục. |
Về la bàn | + Vào thế kỉ X, người Trung Quốc bắt đầu biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ. + Lúc đầu người ta cắt miếng sắt có từ tính thử để nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín gió. + La bàn được phát minh đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đi biển, bởi vậy từ đó về sau nghề hàng hải của Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ. |
Về phát minh ra thuốc súng | + Từ xưa, người Trung Quốc vẫn tin rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. + Đến thời nhà Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường gây nên những vụ nổ, do sự tình cờ đó người ta đã tìm ra được một chất liệu mới, đó là thuốc súng. + Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí, và đến đời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quân sự. |
IV. Vận dụng cao
Câu 1: Em có nhận xét gì về chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường, Tống, Nguyên, Minh?
Trả lời:
- Nhận xét về chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường, Tống, Nguyên, Minh:
+ Dưới các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, xã hội phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển về mọi mặt và giữ vững vị trí hùng cường của mình.
+ Tuy nhiên, đến cuối thời Minh (các thế kỉ XVI – XVII), những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành ở các đô thị và từng bước phát triển. Chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển dần sang giai đoạn suy thoái.
+ Cũng như tình hình ở các nước khác, xã hội phong kiến Trung Quốc trải qua nhiều biến động lớn. Vào cuối các triều đại lớn như Đường, Tống, Nguyên, Minh, mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, quan lại trở nên sâu sắc, đã làm bùng lên những cuộc khởi nghĩa lớn, hoặc dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại đang thống trị hoặc các cuộc xâm lược và thống trị của các bộ tộc láng giềng cùng sự ra đời của các triều đại mới.
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về “Con đường tơ lụa”?
Trả lời:
“Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỉ. Tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng giao thương chính và đầu tiên trên con đường này. Con đường này còn là một hành trình văn hóa tôn giáo, kết nối Á-Âu để lại nhiều di sản quý cho đến ngày nay.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX