Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 15: NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trình bày những biểu hiện thể hiện sự suy yếu dẫn đến sự sụp đổ của nhà Trần?

Trả lời:

- Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu và không còn đủ khả năng quản lí đất nước: 

+ Tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi, hưởng lạc. 

+ Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, làm thủy lợi. Đói kém, mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho nhân dân bất bình. 

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi, tiêu biểu là khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Hà Nội. 

  • Những biểu hiện thể hiện sự suy yếu dẫn đến sụp đổ của nhà Trần. 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

  • Hoàn cảnh thành lập nhà Hồ 

- Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu và không còn đủ khả năng quản lí đất nước: 

+ Tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi, hưởng lạc. 

+ Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, làm thủy lợi. Đói kém, mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho nhân dân bất bình. 

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi, tiêu biểu là khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Hà Nội. 

- Nhân cơ hội đó, những cuộc tấn công của Chăm-pa ra Thăng Long càng làm cho triều Trần thêm rệu rã. 

- Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, ông ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa. 

- Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn). 

Câu 2: Nhà Hồ tồn tại trong bao nhiêu năm và có tất cả bao nhiêu đời vua? 

Trả lời: 

- Nhà Hồ tồn tại 7 năm từ năm 1400 đến năm 1407.

- Có 2 đời vua: Hồ Quý Ly làm vua năm 1400, sau đó nhường ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương (1400 – 1407) để làm Thái thượng hoàng.

Câu 3: Sau sự thất bại của nhà Hồ, nhà nước nào lên thiết lập quyền cai trị ở nước ta?

Trả lời: 

- Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền cai trị nước ta: 

+ Đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh: Tháng 11-1406, nhà Minh xâm lược Đại Ngu. Quân Minh lần lượt đánh bại nhà Hồ ở Lạng Sơn, Đa Bang, Tây Đô,... Đến năm 1407, nhà Minh đặt ách đô hộ nước ta. 

+ Xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập vào Trung Quốc. 

+ Đặt ra hàng trăm thứ thuế, tiến hành vơ vét, bóc lột nhân dân ta. 

+ Tiếp tục thi hành chính sách đồng hóa, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta. 

Câu 4: Hồ Quý Ly đã có những cải cách gì để cai trị nước ta? 

Trả lời: 

- Hồ Quý Ly đã có những cải cách: 

  • Về chính trị, quân sự: 

+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương,... đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phương, thống nhất việc quản lý từ trên xuống. 

+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội). 

+ Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,... 

+ Cho làm lại sổ định để tăng số quân. 

  • Về kinh tế, xã hội: 

+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng đất. 

+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Việc làm này nhằm hai mục đích: tạo phương tiện chi trả và thu gom kim loại để đúc súng. 

+ Đặt ra chính sách hạn điền. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thử dân, đều bị hạn chế số ruộng tư. 

+ Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. 

+ Ban hành chính sách hạn nô. Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô, hạn chế nô 

tì của các điền trang. 

  • Về văn hóa, giáo dục: 

+ Sửa đổi chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, ông mở khoa thi 

Hội (Thái học sinh) lấy đỗ 20 người, trong đó có Nguyễn Trãi. 

+ Mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền. 

+ Khuyến khích học chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương. 

Câu 5: Hãy cho biết mục đích cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?

Trả lời: 

- Mục đích:

+ Nhằm thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới, giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Đại Việt. 

+ Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế. 

+ Những cải cách của Hồ Quý Ly tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến quân sự, chính trị, hành chính, xã hội, văn hóa – giáo dục,... 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em có nhận xét gì về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?

Trả lời: 

- Nhận xét:

  • Tích cực: 

- Góp phần củng cố chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc. 

- Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc. 

- Làm suy yếu thế lực nhà Trần. 

- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước. 

  • Hạn chế: Những cải cách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, nhất là chính sách hạn nó. 

Câu 2: Một trong những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly liên quan đến nô tì là chính sách gì? Trình bày chính sách cải cách đó.

Trả lời: 

- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly liên quan đến nô tì là chính sách hạn nô. 

- Chính sách hạn nô của Hồ Quý Ly: 

+ Hạn chế nô tì dược nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Hồ Quý Ly quy định: chiếu theo phẩm cấp, các quan lại quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định. Số thừa ra sung công 

+ Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền. 

Câu 3: Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông – Nguyên?

Trả lời: 

Nhà Trần

Nhà Hồ

- Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.

- Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.



IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hãy giải thích vì sao cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng?

Trả lời: 

Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:

- Nhà Hồ lên ngôi bằng con đường thoán đoạt (cướp ngôi) nhà Trần do đó gây lên những bất bình rất lớn trong quần chúng nhân dân.

- Không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc. 

- Nhà Hồ còn sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nhân dân.

Câu 2: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời: 

Bài học lớn nhất mà nhà Hồ để lại cho công cuộc xây dựng Tổ quốc đó chính là “bài học về lòng dân”:

- Phải lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân mà đánh giặc.

- Phải giải quyết vấn đề lục đục trong nội bộ, đừng để nó là điểm yếu dẫn đến những kết quả không mong muốn.

- Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công.




=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay