Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA VÀ VÙNG DẤT NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVII. NHẬN BIẾT
Câu 1: Hãy nêu sự ra đời của vương triều Vi-giay-a?
Trả lời:
Sự ra đời của vương triều Vi-giay-a:
- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Giai đoạn từ năm 938 – 1220 tình hình Vương quốc Chăm-pa như thế nào?
Trả lời:
Từ năm 938 – 1220 tình hình Vương quốc Chăm-pa:
+ Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía Bắc.
+ Năm 1069 vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt
+ Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
Câu 2: Giai đọan nào là thời kì thịnh vượng của Chăm-pa?
Trả lời:
Giai đọan từ năm 1220 – 1353 là thời kì thịnh vượng của vương triều Vi-giay-a cũng như trong lịch sử Vương quốc Chăm-pa. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp củng cố chính quyền mở rộng và thống nhất lãnh thổ…
Câu 3: Tình hình Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Trả lời:
– Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, là giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa, dưới sự trị vì của Vương triều Vi-giay-a (Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
– Khi đó, ở Nam Bộ, sau sự sụp đổ của Vương triều Phù Nam, vùng đất này thuộc quyền quản lí của Chân Lạp. Thời kì này, Vương quốc Chăm-pa và vùng đất phía nam tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, để rồi từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam thống nhất. Cụ thể:
+ Từ năm 988 đến năm 1220, Chăm-pa gặp nhiều khó khăn trong nước, phải tiến hành chiến tranh với Chân Lạp đồng thời giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.
+ Năm 1069, dưới thời Lý, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ Ở phía nam, Chăm-pa diễn ra cuộc chiến tranh một trăm năm (khoảng 1113 – 1220), Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
+ Từ năm 1220-1353, Chăm-pa phát triển thịnh đạt, thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, đã củng cố chính quyền, mở rộng lãnh thổ.
+ Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471, tương ứng với thời Lê sơ của Đại Việt, Vương triều Chăm-pa lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sup đó.
+ Từ năm 1471 đến năm đầu thế kỉ XVI, lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
Câu 4: Tóm tắt những diễn biến cơ bản về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm- đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
Trả lời:
Diễn biến cơ bản về tình hình chính trị:
– Năm 988, một quý tộc người Chăm lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định).
– Từ cuối thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIV, gặp nhiều khó khăn, sau đó củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ.
– Từ cuối thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XVI, khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ, thu hẹp thành nhiều tiểu quốc.
– Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ (khoảng đầu thế kỉ VII) vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Chân Lạp (Cam-pu-chia). Nhưng trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này.
Câu 5: Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị như thế nào?
Trả lời:
Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị:
- Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm nên càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Lập bảng tóm tắt về tình hình văn hóa Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo – tín ngưỡng | - Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa.- Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển. - Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong cư dân. |
Chữ viết | Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. |
Kiến trúc – điêu khắc | - Các đền tháp xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu như cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Pô Kơ-long Ga-rai (Ninh Thuận),... - Sử dụng trống, kèn Sa-ra-na,... trong các buổi múa hát. Những điệu múa nổi tiếng gồm có múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra. |
Câu 2: Khái quát tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế ki XVI?
Trả lời:
* Về chính trị:
- Trước thế kỉ VII, vùng đất Nam Bộ có sự tồn tại và phát triển của Vương quốc Phù Nam. Đến khoảng thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam bị sụp đổ. Vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).
- Tuy nhiên, lúc này triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia gặp nhiều khó khăn, bước vào thời kì suy yếu nên hầu như không thể quản lí nổi vùng đất này. Việc quản lí vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Từ cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải đối phó với cuộc tấn công của quân Xiêm (Thái Lan ngày nay), do đó càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ. Cũng từ sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên như đất đai bị ngập mặn và cư dân ở đây thưa vắng, gây nên nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Đến các thế kỉ sau đó mới có nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai,...
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khái quát tình hình kinh tế và văn hóa vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế ki XVI
Trả lời:
Kinh tế và văn hóa:
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản.
+ Cư dân ở đây biết làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời Vương quốc Phù Nam trước thế kỉ VII.
- Về văn hóa:
+ Chịu ảnh hưởng của văn minh Ăng-co nhưng không đậm nét.
+ Cư dân ở đây vẫn giữ nhiều truyền thống của văn hóa Phù Nam và tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ (Hin-du giáo, Phật giáo) và các tín ngưỡng dân gian,...
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải những nguyên nhân khiến trong một thời kỳ dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ.
Trả lời:
- Nguyên nhân triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ:
+ Người Khơ-me (tộc người chủ yếu ở Chân Lạp) có truyền thống canh tác và sinh sống trên những vùng đất cao, khô ráo. Trong khi đó, vùng đất Nam Bộ có điều kiện tự nhiên bị ngập nước, là vùng đầm lầy; mặt khác, từ nửa sau thế kỉ X, một phần đất đai của vùng đất Nam Bộ bị ngập mặn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
=> Do đó, trong suốt thế kỉ VII – đầu thế kỉ XVI, cư dân Khơ-me hầu như không sinh sống ở vùng đất Nam Bộ.
- Trong các thế kỉ VII – đầu thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn như: mâu thuẫn nội bộ, các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài… nên khó có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ. Bên cạnh đó, dấu ấn về thời kì phát triển cường thịnh của Phù Nam rất mạnh mẽ trong lòng cư dân nơi đây, cho nên triều đình Ăng-co rất khó có thể quản lý và kiểm soát được vùng đất này mà phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam cai trị.