Kênh giáo viên » Lịch sử 8 » Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo

Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 1 LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 1 Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 2 Cách mạng công nghiệp

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 3 Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 5 Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 6 Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 8 Phong trào Tây Sơn

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 9 Các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 10 Công xã Pa-ri (năm 1871)
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 11 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 12 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 13 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 14 Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 15 Trung Quốc
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 16 Nhật Bản
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 17 Ấn Độ
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 18 Đông Nam Á

CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 19 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 20 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 21 Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 22 Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  • Giáo án Lịch sử 8 Chân trời bài 23 Việt Nam đầu thế kỉ XX

=> Xem nhiều hơn: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Word bài: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Sự ra đời của giai cấp công nhân.
  • Hoạt động chính của C.Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của Đảng, các tổ chức cộng sản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (11.1 – 11.4) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức về điều kiện sống và các hoạt động tranh đấu của giai cấp công nhân trong thế kỉ XIX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
  • Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.
  • Trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác. Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời, hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản).
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về phong trào đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XIX để sưu tầm thêm các thông tin liên quan đến lịch sử ra đời ngày Quốc tế Lao động 1/5 và tìm hiểu về kỉ niệm Quốc tế lao động được tổ chức đầu tiên tại Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: đồng cảm với đời sống người lao động tại các quốc gia công nghiệp trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa phần Dẫn nhập SGK tr.50, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, bức tranh Ngày mai – khi quyền thuộc về người lao động (tranh cổ động ở Anh – đầu thế kỉ XX) thể hiện nội dung gì?
  4. Sản phẩm: HS nêu nội dung, ý nghĩa của bức tranh Ngày mai – khi quyền thuộc về người lao động.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát bức tranh phần Dẫn nhập SGK tr.50 - Ngày mai – khi quyền thuộc về người lao động (tranh cổ động ở Anh – đầu thế kỉ XX):

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, bức tranh Ngày mai – khi quyền thuộc về người lao động (tranh cổ động ở Anh – đầu thế kỉ XX) thể hiện nội dung gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bức tranh thể hiện niềm hi vọng của những người lao động nghèo khổ về một tương lai tươi sáng hơn trong xã hội ở nước Anh vào đầu thế kỉ XX.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 11 – Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự ra đời của giai cấp công nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 11.1, Hình 11.2, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.50, 51 và trả lời câu hỏi: Giai cấp công nhân đã ra đời trong hoàn cảnh nào?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 11.1, Hình 11.2, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.50, 51 và trả lời câu hỏi: Giai cấp công nhân đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

+ Tư liệu 11.1: điều kiện của những người công nhân tại nước Anh, là tình cảnh chung của giai cấp công nhân ở các nước công nghiệp thời kì này.

+ Tư liệu 11.2: lực lượng lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp.

+ Tư liêu cung cấp thêm:


Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều

GV cho HS nhận thức, đồng cảm với đời sống người lao động tại các quốc gia công nghiệp trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.

- GV tổ chức cho HS liên hệ kiến thức Bài 2, Bài 9 để khái quát về hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân.

- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Giai cấp công nhân ra đời, trưởng thành cùng với sự xuất hiện, phát triển của nền sản xuất công nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Cách mạng công nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thế kỉ XIX: cần một số lượng lớn người làm thuê trong công xưởng tại các đô thị.

Giai cấp công nhân dần hình thành, trở thành giai cấp chính trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Đời sống của giai cấp công nhân:

+ Vô cùng khốn khổ, điều kiện sống tồi tàn..

+ Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều.

+ Không có ngoại lệ với phụ nữ và trẻ em.

Giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy chiến tranh.

Hoạt động 2: C.Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những hoạt động của C.Mác, Ph. Ăng-ghen cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 11.3, mục Em có biết, Nhân vật lịch sử SGK tr.51, 52 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: C.Mác và Ph Ăng-ghen đã có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản: Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông (Pháp) năm 1831, Phong trào Hiến chương ở Anh (1836 – 1847),…

Giai cấp công nhân đập phá máy móc (tranh vẽ)

Phong trào Hiến chương ở Anh

+ Sự phát triển của phong trào công nhân đòi hỏi có một hệ thống lí luận soi đường.

→ Học thuyết về chủ nghĩa xã hội do C.Mác, Ph. Ăng-ghen khởi xướng đã ra đời.

  

C.Mác (1818 – 1883)

Ph.Ăng-ghen

(1820 – 1895)

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 11.3, mục Em có biết, Nhân vật lịch sử SGK tr.51, 52 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: C.Mác và Ph Ăng-ghen đã có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Năm

Hoạt động chính

Dẫn chứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp cho HS thêm thông tin về Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những hoạt động của C.Mác, Ph. Ăng-ghen cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. C.Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 2.

TƯ LIỆU:

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra cách thức thực hiện thành công cuộc Cách mạng võ sản (giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhântrên thế giới). Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền (...). Giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách lật để giai cấp tư sản bảng bạo lực”.

(C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 4,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 615)

 

Trang bìa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản  trong lần xuất bản

đầu tiên (1848)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Năm

Hoạt động chính

Dẫn chứng

 

1842

- Biên tập và xuất bản báo chí ủng hộ phong trào công nhân.

- Tìm hiểu đời sống giai cấp công nhân.

- C.Mác là Tổng biên tập Báo sông Ranh – một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ.

- Ph. Ăng-ghen sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Ăng-ghen đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

 

 

1843 – 1844

Liên hệ với những nhà cách mạng, tổ chức của phong trào công nhân.

- C.Mác bị trục xuất khỏi Đức. Tại Pa-ri (Pháp), Mác tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, xuất bản Biên niên Pháp – Đức.

- C.Mác gặp Ph.Ăng-ghen ở Pa-ri. Hai ông đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa của công nhân châu Âu và thành lập Đồng minh những người cộng sản.

 

Tháng 2/1848

Soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

 

1864 – 1889

Truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học trong phong trào công nhân.

- Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh. C.Mác được bầu vào Ban chấp hành Trung ương của Quốc tế thứ nhất.

Quốc tế thứ nhất đóng vai trò truyền bá học thuyết Mác.

- Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp. Ph. Ăng-ghen tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng.

 

Hoạt động 3: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Tư liệu 11.4, 11.5, mục Em có biết, thông tin mục 3 SGK tr.52, 53 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Tư liệu 11.4, 11.5, mục Em có biết, thông tin mục 3 SGK tr.52, 53 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Thời gian

Các hoạt động nổi bật

 

 

 

 

- GV lưu ý HS: Tư liệu 11.4, 11.5 phản ảnh hình thức đấu tranh phổ biến, hiệu quả của phong trào công nhân là đấu tranh vũ trang, bãi công và biểu tình.

  

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh:

Buổi lễ tuyên bố thành lập Quốc tế thứ nhất (tranh vẽ)

Người lao động thành phố Chi-ca-gô

tuần hành đòi giảm giờ làm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX cho thấy phong trào công nhân đã diễn ra có tổ chức (sự ra đời của Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai, các đảng giai cấp của công nhân).

3. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Thời gian

Các hoạt động nổi bật

Tháng 6/1848

- Công nhân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa đòi tăng lương, có việc làm, thực hiện cải cách dân chủ.

- Dựng chiến lũy trên đường phố, chống lại sự đàn áp của chính quyền tư sản (22 – 25/6).

28/9/1864

Mít tinh ở Luân Đôn (Anh) có đại biểu của nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.

Đóng vai trò truyền bá học thuyết Mác, là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

1/5/1886

- Biểu tình, bãi công, đòi ngày làm 8 giờ tại Si-ca-gô và nhiều thành phố khác tại Hoa Kỳ.

Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề.

- Quốc tế thứ hai lấy ngày 1/5 hằng năm là ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.

1875 – 1889

Sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới:

- Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875).

- Đảng Công nhân Pháp (1879).

- Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

- Quốc tế thứ hai được thành lập (1889): thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án powerpoint bài: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!

KHỞI ĐỘNG

Theo em, bức tranh bên thể hiện nội dung gì?

Bức tranh thể hiện niềm hi vọng của những người lao động nghèo khổ về một tương lai tươi sáng hơn trong xã hội ở nước Anh vào đầu TK XX.

BÀI 11

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự ra đời của giai cấp công nhân

  1. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

  1. SỰ RA ĐỜI CỦA

GIAI CẤP CÔNG NHÂN

THẢO LUẬN NHÓM

Em hãy đọc Tư liệu 11.1, Hình 11.2, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.50, 51 và trả lời câu hỏi: Giai cấp công nhân đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

          Điều kiện sống của công nhân Anh

          “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động sống chen chúc...; đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố,... Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,..., thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối”.

(C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 367)

Cách mạng công nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thế kỉ XIX:

Cần số lượng lớn người làm thuê trong công xưởng.

Giai cấp công nhân hình thành và trở thành giai cấp chính.

Đời sống của giai cấp công nhân:

Vô cùng khốn khổ, điều kiện sống tồi tàn.

Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều.

Không có ngoại lệ với phụ nữ và trẻ em.

Giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy chiến tranh.

Kết luận

Giai cấp công nhân ra đời, trưởng thành cùng với sự xuất hiện, phát triển của nền sản xuất công nghiệp.

  1. C. MÁC, PH. ĂNG-GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản: Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông (Pháp) năm 1831, Phong trào Hiến chương ở Anh (1836 – 1847),…

 => Xem nhiều hơn:

 

Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án Lịch sử 8 chân trời sáng tạo, tải giáo án Lịch sử 8 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 sử 8 CTST, tải giáo án word và điện tử lịch sử 8 kì 1 CTST

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay