Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Địa lí 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Địa lí giúp các em có được hiểu biết cơ bản về: 

  1. khoa học địa lí.
  2. khoa học vũ trụ.
  3. khoa học tự nhiên.
  4. khoa học xã hội.

Câu 2. Để thể hiện luồng di dân trên bản đồ cần phải dùng phương pháp nào sau đây?  

  1. Phương pháp chấm điểm.
  2. Phương pháp kí hiệu.
  3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
  4. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 3. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? 

  1. Hải cảng.
  2. Hòn đảo.
  3. Các dãy núi.
  4. Đường biên giới.

Câu 4. Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để:  

  1. xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách.
  2. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
  3. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thủy lợi.
  4. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.

Câu 5. Bản đồ số được cài đặt trên:  

  1. các thiết bị điện tử.
  2. các công cụ nội trợ.
  3. các tòa nhà cao cấp.
  4. các thiết bị ghi âm.

Câu 6. GPS được hình thành lần đầu tiên bởi quốc gia nào?  

  1. Trung Quốc.
  2. Liên bang Nga.
  3. Hoa Kỳ.
  4. Ấn Độ.

Câu 7. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là:  

  1. bản đồ số.
  2. các vệ tinh.
  3. trạm điều khiển.
  4. thiết bị thu.

Câu 8. Vỏ Trái Đất được phân chia thành hai kiểu chính là:  

  1. thạch quyển và lớp Man ti.
  2. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.
  3. lớp vỏ lục địa và lớp Manti.
  4. lớp Manti và lớp vỏ đại dương.

Câu 9. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, cấu trúc Trái Đất gồm:   

  1. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
  2. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất, lớp Manti.
  3. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  4. vỏ Trái Đất, thạch quyển, nhân Trái Đất.

Câu 10. Khác nhau cơ bản giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

  1. vỏ lục địa mỏng hơn, có đủ ba tầng trầm tích, macma, granit.
  2. vỏ lục địa dày hơn, có đủ ba tầng gồm trầm tích, badan, granit.
  3. vỏ đại dương dày hơn, có đủ ba tầng gồm trầm tích, badan, granit.
  4. vỏ đại dương mỏng hơn, không có tầng trầm tích.

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?

  1. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
  2. Dộ dày dao động từ 6 – 70 km.
  3. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  4. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?

  1. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.
  2. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  3. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.
  4. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp manti.

Câu 13. Múi giờ quốc tế được tính theo múi giờ số mấy?  

  1. Múi giờ số 0.
  2. Múi giờ số 6.
  3. Múi giờ số 12.
  4. Múi giờ số 18.

Câu 14. Nguyên nhân nào chủ yếu sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân phiên ở mọi nơi trên Trái Đất?

  1. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục.
  2. Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời và có hình tròn.
  3. Trái Đất tự quay quanh trục hết 24h và có hình tròn.
  4. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh Mặt Trời.

Câu 15. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm:   

  1. người ở vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.
  2. người ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.
  3. người ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao như nhau.
  4. mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau.

Câu 16. Liên bang Nga là một nước có nhiều giờ khác nhau do:  

  1. lãnh thổ rộng ngang.
  2. có nhiều dân tộc.
  3. nằm gần cực Bắc.
  4. có văn hóa đa dạng.

Câu 17. Khi khu vực giờ gốc là 23 giờ ngày 32/12/2020 thì lúc đố Việt Nam là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào? 

  1. 6 giờ ngày 1/1/2021
  2. 17 giờ ngày 31/12/2020.
  3. 16 giờ ngày 31/12/2020.
  4. 5 giờ ngày 1/1/2021.

Câu 18. Khi Việt Nam là 19h30’ thì Matxcova (múi giờ số 3) sẽ là mấy giờ?  

  1. 12h30’
  2. 13h30’
  3. 14h30’
  4. 15h30’

Câu 19. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hóa vật lí?  

  1. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  2. Hòa tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.
  3. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.
  4. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

Câu 20: Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường:  

  1. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
  2. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.

C.làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.

  1. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay