Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Nội lực và ngoại lực. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 7: NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

(28 câu)

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Nội lực là gì?

Trả lời:

Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

 

Câu 2: Nêu nguyên nhân sinh ra nội lực?

Trả lời:

Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân hủy của các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vaath chất theo tỉ trọng,…

Câu 3: Nêu tác động của quá trình nội lực?

Trả lời:

Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang.

Câu 4: Ngoại lực là gì?

Trả lời:

Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

Câu 5: Nêu nguyên nhân sinh ra ngoại lực?

Trả lời:

Nguyên nhân sinh ra ngoại lực chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

Câu 6: Nêu tác động của quá trình ngoại lực?

Trả lời:

Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Xu hướng chung của ngoại lực là phá hủy, hạ thấp độ cao và san bằng địa hình.

Câu 7: Phong hóa là gì?

Trả lời:

Phong hóa là quá trình phsa hủy, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sunh vật,..

Câu 8: Bóc mòn là gì?

Trả lời:

Bóc mòn là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

Câu 9: Vận chuyển là gì?

Trả lời:

Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

Câu 10: Bồi tụ là gì?

Trả lời:

Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: So sáng điểm giống và khác nhau của uốn nếp và đứt gãy

Trả lời:

 

Uốn nếp

Đứt gãy

Giống nhau

Uốn nếp và đứt gãy đều là hoạt động của nội lực, được sinh ra do tác động của những lực bên trong lòng Trái Đất

Khác nhau

Uốn nếp xuất hiện ở những khu vực vỏ Trái Đất cấu tạo bởi các đá mềm, khi bị nén ép sẽ hình thành các nếp uốn. Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp (hệ thống núi Himalaya, dãy núi AnĐét,...).

Đứt gãy xuất hiện tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, các vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy, các bộ phận của vỏ Trái Đất có thể nâng cao (tạo thành dãy núi, khối núi) hoặc hạ thấp (tạo thành thung lũng); dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên (Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi).

 

Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực?

Trả lời:

 

Nội lực

Ngoại lực

Nguồn gốc

Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất

Lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân sinh ra

Chủ yếu do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất (do phân hủy chất phóng xạ, sự dịch chuyển vật chất theo trọng lực, các phản ứng hóa học,…)

Chủ yếu do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời

Tác động

Tác động của nội lực thông qua các vận động kiến tạo, tạo nên địa hình trên bề mặt Trái Đất

Tác động của ngoại lực thông qua các quá trình ngoại lực (phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ), làm biến đổi địa hình.

 

Câu 3: Trình bày sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa?

Trả lời:

Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,..)

 

Câu 4: So sánh điểm giống và khác nhau của núi lửa và động đất?

Trả lời:

 

Núi lửa

Động đất

Giống nhau

Núi lửa và động đất đều là các hoạt động của nội lực, thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo mạnh xảy ra.

Khác nhau

Núi lửa là núi có dạng hình nón, đỉnh có miệng trũng, ở dó thường xuyên hoặc định kì phun ra các chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng chảy.

Động đất là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ Trái Đất

 

Câu 5: So sánh các quá trình phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học?

Trả lời:

 

Phong hóa lí học

Phong hóa hóa học

Phong hóa sinh học

Khái niệm

Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hoá học của chúng

Là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật

Là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật

Nguyên nhân

Quá trình phong hoá xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước...

Tác nhân chủ yếu là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, oxi, axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học

Tác động do sinh vật (các vi khuẩn, nấm, rễ cây,...)

Phân bố

Thường xảy ra ở các hoang mạc, ôn đới lạnh,..

Thường xảy ra ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt...

Xảy ra ở những nơi có sinh vật phát triển, nhất là thực vật và vi sinh vật

Kết quả

Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn

Địa hình cacxtơ

Đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ cơ giới, vừa bị phá huỷ về mặt hoá học

 

Câu 6: Trình bày sự khác nhau giữa các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

Trả lời:

- Bóc mòn

+Là quá trình các tác nhân ngoại lực làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.

+ Quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau tùy theo nhân tố tác động. Ví dụ: xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy, mài mòn là quá trình bốc mòn do nước biển, thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió,....

+ Kết quả: Tạo nên một số dạng địa hình như khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời tạo thành), nấm đá (do tác dụng thổi mòn và mài mòn của gió), phi-o (được tạo thành do tác động của băng hà), hàm ếch ven biển (do sóng biển bóc mòn)...

- Vận chuyển:

+ Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

+ Hình thức vận chuyển: Vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của các ngoại lực cuốn theo. Vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm tác động của trọng lực làm cho vật liệu lăn trên mặt đất dốc.

+ Kết quả: Vật liệu thay đổi vị trí ban đầu.

- Bồi tụ:

+ Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy.

+ Quá trình bồi tụ diễn ra phức tạp, phụ thuộc vào động năng của các nhân ngoại lực (khi động năng giảm dần thì các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm. Nếu động năng giảm đột ngột thì tất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng).

+ Kết quả: Các dạng địa hình bồi tụ (nón phóng vật, bãi bồi và đồng bằng châu thổ, đồng bằng băng tích, cồn cát, đụn cát ở bờ biển, bãi biển,...)

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Việt Nam có những hang động nổi tiếng nào?

Trả lời:

Những hang động nối tiếng ở Việt Nam:

  -  Động Phong Nha (Quảng Bình)

  - Động Hương Tích (Hà Nội)

  - Động Thiên Hà

  - Động Vân Trình (Ninh Bình)

  - Hang Pác Bó (Cao Bằng)

  - Động Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn)

  - Động Sơn Mộc Hương (Sơn La)

 

Câu 2: Phân tích tác động của quá trình ngoại lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

- Tác động của nước trên bề mặt địa hình: Thể hiện ở cả ba quá trình: xâm thực, vận chuyển vật liệu xâm thực và bồi tụ tạo thành địa hình dòng chảy. +Xâm thực: Do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh, tạo thành các dạng địa hình như khe rãnh, thung lũng sông…

+ Vận chuyển: Quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. + Bồi tụ: Quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ (còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất, quá trình trầm tích), tạo thành các dạng địa hình: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu,...

- Tác động của gió:

+ Gió tạo thành các dạng địa hình mài mòn, thối môn, gọi là địa hình xâm thực do giả. Ví dụ: hỗ trũng thổi mòn, bề mặt cắt tổ ong, khối đá sót hình năm,

+ Gió cũng tạo nên các dạng địa hình bởi tụ như cần cắt, đụn cát ở bờ biển.

- Tác động của băng hà: Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá, cát, sỏi...) gọi là băng tích di động. Khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích, tạo nên một lớp phủ băng tịch, chỗ thì bằng phẳng, chỗ thì lượn sông lồi lõm. Các địa hình băng hà có thể kể đến như đồng bằng băng hà, hổ băng hả, phi-o - Tác động của sóng:

+ Đập vào bờ biển, tạo nên các dạng địa hình mài mòn ở bờ biển như: hàm ếch sóng vỗ, vách biển, nền mài mòn,...

+ Vận chuyển vật liệu và bồi tụ tạo thành các dạng địa hình bởi tụ như bãi biển, thêm bồi tụ, doi đất, cồn ngầm dưới nước biển,...

 

Câu 3: Địa hình trên Trái Đất rất đa dạng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực.

 - Các tác động của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất khác nhau. Ví dụ: cùng tác động nội lự nhưng có nơi uốn nếp, có nơi nâng lên hạ xuống; nơi thì tạo thành núi uốn nếp, nơi thì tạo thành địa hải địa lũy sống ngầm ở dưới đáy đại dương,...; cùng là ngoại lực, nhưng nơi thì tạo thành khe rãnh, mươn xói; nơi thì tạo thành nấm đá, cồn cát, vách biển,...

- Sự phối hợp của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất cũng khác nhau. Ví dụ: nơi sông ngòi bồ tụ phù sa lớn trên một vùng sụt võng tạo thành đồng bằng châu thổ, các đứt gãy tuy được bồi lắng trầm tích nhưng vẫn tạo thành các dòng sông lớn, các hồ sâu...

 

Câu 4: Các nhân tố ngoại lực đã tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

- Nơi có biên độ nhiệt độ lớn: Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm làm cho các khoáng vật tạo đá bị giãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Các lớp đá ở các độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, giãn nở khác nhau làm cho độ liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ thành nhiều mảnh vụn.

- Sự đóng băng của nước: Trong đá, bao giờ cũng có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0C, nước trong khe nút hoá băng, đồng thời thể tích của nó tặng lên, tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Cứ sau mỗi lần nước trong khe nứt hoá băng, bản thân khe nứt bị giãn rộng ra thêm một chút. Hiện tượng hoá băng - tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tăng và mảnh vụn.

- Gió, sóng, nước chảy: Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy... làm phá vỡ các đá.

 

Câu 5: Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ thường phân bố tâp trung ở những vùng tiếp giáp của mảng kiến tạo. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ thường phân bố tâp trung ở những vùng tiếp giáp của mảng kiến tạo do:

- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao sinh ra động đất, núi lửa,... (ví dụ, dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu - Á).

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (Ví dụ: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

 

Câu 6: Các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ:

- Bóc mòn tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển.

- Vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn.

- Bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển đồng thời là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.

 

Câu 7: Phân tích mối quan hệ của nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình Trái Đất?

Trả lời:

+ Đối nghịch nhau: Các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn cái quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó.

+ Luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

+ Trong việc hình thành nên địa hình, mỗi lực có vai trò chủ yếu khác nhau: Nội lực chủ yếu hìn thành lên các dạng địa hình lớn như lục địa, đại dương, dãy núi cao, hẻm vực...; ngoại lực đóng vai chủ yếu trong việc hình thành nên địa hình caextơ, bãi bồi, vách biển, nấm đá, phio,..

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt thường có các hang động cacxtơ và các đồng bằng phù sa châu thổ; miền khí hậu khô và khí hậu lạnh thường có địa hình các hoang mạc. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Hang động caextơ là dạng địa hình được hình thành do quá trình phong hoá hoá học. Nước mưa kết hợp với đá vôi (cacbonat canxi) tạo thành muối tan, bào mòn các khe nứt qua hàng triệu triệu năm để hình thành hang động. Quá trình phong hoá hoả học diễn ra rất mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm.

- Đồng bằng phù sa châu thổ được hình thành do kết quả của quá trình xâm thực, bào mỏn, vận chuyển, bồi tụ vật chất. Các vật chất bị bào mòn, được vận chuyển và bồi tụ vào những vùng thấp để hình thành nên đồng bằng châu thổ. Quá trình này xảy ra thuận lợi trong điều kiện khí hậu cỏ mưa nhiều, nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm.

- Địa hình hoang mục được hình thành chủ yếu do phong hoá vật lí. Ở hoang mạc nơi khô hạn như hoạt mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên, làm giãn các khe nứt; khi tan băng, khổ nút hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn.

 

Câu 2:  Những vực biển sâu trên thế giới thường phân bố ở khu vực nào? Tại sao lại phân bố ở khu vực đó?

Trả lời:

- Các khu vực biển sâu trên thế giới đều phân bố ở các đới hút chim, nơi các mảng kiến tạo xô vào nhau. Ví dụ: Vực biển Marian, Giava, Alêut, Pêru - Chilê, Kecmadec.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau (mảng đại dương và mảng lục địa) sẽ tạo ra các dãy núi cao ở rìa lục địa các chuỗi hoặc vòng cung đảo và các vực biển. Hai mảng xô vào nhau là các màng lớn thì vực biến càng sâu.

 

Câu 3: Vì sao lãnh thổ Việt Nam không nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”?

Trả lời:

- Ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh nên thường xảy ra núi lửa, động đất.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa.... (ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng An Độ - Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu - Á).

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ, sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

- Lãnh thổ Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Âu - Á, không nằm ở vị trí tiếp giáp của mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á nên không nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương".

 

Câu 4: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta được hình thành chủ yếu do quá trinh nội lực hay ngoại lực? Cụ thể là do quá trình nào?

Trả lời

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trình ngoại lực, cụ thể là quá trình vận chuyển và bồi tụ

 

Câu 5: Tại sao đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn ở những nơi biên độ nhiệt lớn; nơi có sự đóng băng của nước hay nơi có hoạt động mạnh của gió, sóng biển, nước chảy?

Trả lời:

- Nơi có biên độ nhiệt độ lớn: Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm làm cho các khoáng vật tạo đá bị giãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Các lớp đá ở các độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, giãn nở khác nhau làm cho độ liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ thành nhiều mảnh vụn.

- Sự đóng băng của nước: Trong đá, bao giờ cũng có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0C, nước trong khe nút hoá băng, đồng thời thể tích của nó tặng lên, tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Cứ sau mỗi lần nước trong khe nứt hoá băng, bản thân khe nứt bị giãn rộng ra thêm một chút. Hiện tượng hoá băng - tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tăng và mảnh vụn.

- Gió, sóng, nước chảy: Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy... làm phá vỡ các đá

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 7: Nội lực và ngoại lực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay