Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 30: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1: Nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
Trả lời:
Quan miện về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 2: Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
Trả lời:
Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
- Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.
- Góp phân đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. quyết việc làm, đào tạo lao động có
- Giải kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.
Câu 3: Hãy nêu một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
Trả lời:
Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung?
Trả lời:
- Khu vực có ranh giới rõ ràng, quy mô đất đai đủ lớn (từ 50 ha trở lên cho đến vài trăm ha), không có dân cư sinh sống, sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.
- Có vị trí thuận lợi (gần các sân bay, bến cảng, đường sắt, quốc lộ lớn). -
- Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với các xí nghiệp phân bố ngoài khu công nghiệp (sử dụng đất, thuế quan, chuyển đổi ngoại tệ...).
- Chi phí sản xuất thấp, nhất là chi phí nhân công, nguyên liệu và vận tải.
- Dịch vụ trọn gói.
- Môi trường chính trị và luật pháp ổn định.
Câu 2: Phân biệt hai hình thức lãnh thổ công nghiệp: khu công nghiệp tập trung và khu trung tâm công nghiệp?
Trả lời:
Phân biệt hai hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp
- Khu công nghiệp tập trung:
+ Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay).
+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu.
+ Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Trung tâm công nghiệp:
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
Câu 3: Phân biệt vùng công nghiệp ngành và vùng công nghiệp tổng hợp?
Trả lời:
- Vùng công nghiệp ngành: cơ chế hình thành của nó thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa chọn cho mình phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế,...), đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế – kĩ thuật và các yếu tố phân bố sản xuất. Như vậy, vùng công nghiệp ngành là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. Các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất.
- Vùng công nghiệp tổng hợp: về lí thuyết các vùng công nghiệp ngành có thể chồng chéo lên nhau và trở nên thành phần của vùng công nghiệp tổng hợp. Vùng công nghiệp tổng hợp không phải là tổng thể của vùng ngành mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố sản xuất khác xa so với từng ngành riêng lẻ.
Câu 4: Trình bày đặc điểm chính của vùng công nghiệp?
Trả lời:
Đặc điểm chính của vùng công nghiệp:
- Có không gian rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất.
- Có một số nhân tố tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp (sử dụng chung một vài loại tài nguyên, tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành công nghiệp, cùng có vị trí địa lí thuận lợi, cùng sử dụng lao động, cơ sở hạ tầng, hệ thống năng lượng.).
- Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo, tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng, trong đó có một hạt nhân tạo vùng, thường là một trung tâm công nghiệp lớn.
- Có các ngành công nghiệp phục vụ và bổ trợ.
- Sản xuất mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường ở trong và
ngoài vùng.
Câu 5: Trình bày đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp?
Trả lời:
Đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp:
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn liền với độ thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
- Bao gồm khu công nghiệp, nhóm xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
- Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân) quyết định hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp.
- Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ nhằm tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, sửa chữa máy móc, thiết bị, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhu cầu của dân cư trong trung tâm.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Hình thức khu công nghiệp phổ biến ở các nước đang phát triển. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Hình thức khu công nghiệp phổ biến ở các nước đang phát triển, do:
- Các nước đang phát triển đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên hình thành các khu công nghiệp.
- Trên thực tế, các khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.
Câu 2: Khu chế xuất có vai trò như thế nào đối với quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển?
Trả lời:
Vai trò của khu chế xuất đối với quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Tiếp thu kĩ thuật, công nghệ hiện đại.
- Tạo việc làm.
- Tạo mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.
- Là nơi thử nghiệm các cải cách kinh tế.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
Câu 3: Cần có những điều kiện gì để một trung tâm công nghiệp phát triển mạnh?
Trả lời:
Một trung tâm công nghiệp muốn phát triển mạnh phải có nhiều thuận lợi:
- Vị trí địa lí thuận lợi: trung tâm của vùng, đầu mối giao thông, cảng biển,..
- Nguồn nguyên liệu khoáng sản, nguyên liệu từ nông nghiệp dồi dào.
- Dân cư đông đúc, nguồn lao động được đào tạo tốt.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật mạnh.
- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp điện, nước được bảo đảm.
- Thị trường tiêu thụ rộng.
- Sự hỗ trợ các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học – kĩ thuật.
- Chính sách của Nhà nước, sự đầu tư từ nước ngoài.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Ở nhiều nước đang phát trển đang rất chú trọng ưu tiên hình thành các khu công nghiệp?
Trả lời:
Nhiều nước đang phát triển đang rất chú trọng ưu tiên hình thành các khu công nghiệp vì:
+ Nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư (vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại, trình độ quản lí,...).
+Tập trung cho sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hoá,...
+ Tạo việc làm, xoá bỏ sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương,....
Câu 2: Đối với mỗi quốc gia, việc thu hút, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề gì?
Trả lời:
Việc thu hút, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đối với mỗi quốc gia cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề
+ Tránh việc trở thành “bãi thải công nghiệp” của các nước phát triển, kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
+ Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, vốn vay, vốn viện trợ phải tính toán sát thực tế, hiệu quả, đặc biệt tránh sự lệ thuộc, đánh mất quyền tự chủ,...
Câu 3: Ở Việt Nam việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và công nghệ cao có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Ý nghĩa của việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất
và khu công nghệ cao:
+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu thu ngoại tệ.
+ Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành đô thị mới.
Câu 4: Tại sao các khu công nghiệp ngày càng có xu hướng di dời về phía biển?
Trả lời:
Các khu công nghiệp có xu hướng di dời về phía biển vì những lí do sau:
- Khu công nghiệp ở sâu trong nội địa, đầu nguồn nước ngọt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước cho các khu dân cư và làm mất tiềm năng du lịch vùng kế cận.
- Các nhà máy thải khí độc ở trong nội địa, đầu nguồn gió sẽ gây ô nhiễm không khí cho các khu dân cư.
- Thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu và giao thông vận tải, làm giảm chi phí vận chuyển và giảm giá thành sản phẩm.
- Thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ.
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp