Nội dung chính Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

 

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

I. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC Ở ĐÔNG NAM Á

Quốc gia Đông Nam Á

Chống thực dân

Thành phần lãnh đạo

Mục tiêu phong trào

Phong trào tiêu biểu

Kết quả phong trào

In-đô-nê-xi-a

Hà Lan

Tư sản dân tộc và tiểu tư sản tri thức

Độc lập, tự do

A-chê (10/1873), Xu-ma-tra (1873 – 1909), Ba tắc (1878 – 1907), Ca-li-man-tan (1884 – 1886)

Thực dân Hà Lan đàn áp

Phi-lip- pin

Tây Ban Nha

Tri thức cấp tiến

Độc lập, tự do

Chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, thuế, cưỡng bức lao động… ở Ba-tan-ga, Bu-la-can, Ca-vi-tê, La-gu-na, Min-đa-nao, Su-lu

Thất bại

Mi-an-ma

(Miến Điện)

Anh

Các vị cao tăng, tầng lớp tri thức

Đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống

Năm 1920, xuất hiện 300 hội người Mi-an-ma (Miến Điện) chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh

Thực dân Anh đàn áp

Cam-pu-chia

Pháp

Hoàng thân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc 

- Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892).

- Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866).

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867).

Thất bại

Lào

Pháp

Nhân dân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

- Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 - 1903).

- Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).

Thất bại

Việt Nam

Pháp

Sĩ phu yêu nước, tướng lĩnh cấp thấp, nông dân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

Phong trào chống Pháp ở Đông Nam Kì, Tây Nam Kì như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực…

Thất bại

Nhận xét

- Diễn ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức khác nhau.

- Thất bại do tương quan lực lượng, thiếu tổ chức lãnh đạo, diễn ra lẻ tẻ, tự phát

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

 

III. THỜI KÌ TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP

  1. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

KV – QG

Lĩnh vực

Các nước Đông Nam Á

Việt Nam

Ảnh hưởng tiêu cực:

Chính trị - xã hội

Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đều yếu kém, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây.

- Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.

- Hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.

Kinh tế

Chính sách “chia để trị” của thực dân đã khoét sâu mâu thuẫn vùng miền, sắc tộc, tôn giáo. Mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội gay gắt.

- Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực.

- Tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương. Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Văn hoá

Chính sách đồng hoá văn hoá của thực dân phương Tây đã làm mai một không ít những giá trị văn hoá bản địa Đông Nam Á.

- Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ).

- Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn.

- Trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

Ảnh hưởng tích cực:

 

Xuất phát từ mục tiêu khai thác thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã:

- Phát triển hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền.

- Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Một số công trình dân sinh được xây dựng cùng với quá trình đô thị hóa.

- Sự du nhập của nền giáo dục Tây học. 

Kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến.

2. Qúa trình tái thiết và phát triển

Từ sau khi giành độc lập đến năm 1967

Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 năm nước sáng lập ASEAN tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Mục tiêu: xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.

- Nội dung: phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa. 

- Thành tựu: đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng thu nhập quốc dân,…

- Hạn chế: thiếu vốn, công nghệ, tham nhũng,…

Từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980

Chiến lược kinh tế hướng ngoại:

- Mục tiêu: khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.

- Nội dung: thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật từ nước ngoài, tập trung sản xuất để xuất khẩu phát triển ngoại thương.

- Thành tựu: tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng.

- Hạn chế: phụ thuộc vốn và thị trường bên ngoài, đầu tư bất hợp lí.

Từ những năm 1990 đến nay

- Chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác khu vực; tập trung triển khai nền kinh tế 4.0.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Bước sang thế kỉ XXI, các nước tích cực triển khai nhóm khuôn khổ ASEAN về Phát triển kinh tế đồng đều (AFEED). 

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay