Nội dung chính sinh học 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 28: Hệ vận động ở người sách vật lí 8 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
BÀI 28. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động
+ Gân và dây chằng được cấu tạo từ các sợi collagen giúp kết nối các cơ quan trong hệ vận động:
Gân giúp kết nối cơ – xương, kết nối các cơ với nhau và có chức năng truyền lực.
Dây chằng bao quanh các khớp → cố định và bảo vệ khớp, kết nối các xương với nhau.
+ Xương liên tục thay đổi, lớp xương cũ mất đi, lớp xương mới được hình thành. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, quá trình tạo xương giảm dần, xường bị mất khoáng chất gây loãng xương.
+ Xương được cấu tạo gồm nước, chất hữu cơ và chất vô cơ.
Chất hữu cơ: protein (chủ yếu là collagen), lipid, saccharide → đảm bảo tính đàn hồi cho xương.
Chất vô cơ chủ yếu mà muối calcium, muỗi phosphate → đảm bảo tính rắn chắc.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập trang 112:
+ Sau khi bỏ vào HCl thì xương mềm, có thể uốn cong do trong xương chỉ còn lại chất hữu cơ.
+ Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ.
→ Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất vô cơ.
- Xương, khớp, cơ có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhiệm
- Sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp
+ Khi ta nâng một quả tạ: cơ, xương và khớp phối hợp để tạo ra một hệ thống đòn bẩy nhằm tăng sức mạnh và hiệu quả của động tác.
+ Cơ bắp tạo ra lực cần thiết nâng vật nặng.
+ Xương tạo nên tảng cứng chắc để chịu đựng lực tác động của vật nặng.
+ Khớp giúp các cơ và xương di chuyển xoay tròn để đưa quả tạ lên xuống.
+ Điểm nâng quả tạ được đặt tại được đặt tại một khoảng cách nhất định từ khớp của cánh tay.
+ Khi ta nâng quả tạ, cơ bắp trên cánh tay và vai sẽ co bóp lại và tạo ra lực đẩy. Nếu ta giữa vị trí tay cố định, lực đẩy này sẽ được truyền qua khớp khuỷu tay và xương cổ tay, tạo ra một lực đòn bẩy nâng quả tạ.
III. Bảo vệ hệ vận động
- Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động
- Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh
- Tập thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khỏe của hệ vận động.
- Để phòng tránh các bệnh, tật liên quan hệ vận động, cần duy trì chế độ ăn, uống đủ chất và cân đối; vận động đúng cách; đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế; điều chỉnh cân nặng phù hợp…
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người