Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều Chủ đề 2: Quản lí bản thân

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 2: Quản lí bản thân sách Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp

  1. Xác định cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong giao tiếp

Cảm xúc

Tình huống làm nảy sinh cảm xúc

Cách ứng xử hợp lí


Vui vẻ

Em được thầy cô ghi nhận sự tiến bộ trong học tập.

- Thể hiện sự vui vẻ

- Tự hào về bản thân

- Nói lời cảm ơn

Tức giận

Trong giờ ra chơi, cả nhóm bạn trêu em và cười ầm lên

Giữ bình tĩnh

- Nói rõ rằng mình không thích

- Đi ra chỗ khác.

Buồn bã

Kết quả bài kiểm tra thấp điểm hơn mình mong đợi

- An ủi bản thân sẽ cố gắng lần sau đạt điểm cao hơn.

- Vui chơi cùng các bạn để giải tỏa tâm trạng…

  1. Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp

- Nhận diện đúng cảm xúc của mình trong tình huống giao tiếp và xác định cách ứng xử hợp lí.

- Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin.

- Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ.

- Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, hành động đúng mực.

- Cố gắng tìm ra điều tích cực trong tình huống giao tiếp.

- Cẩn trọng với lời nói và hành động khi nóng giận.

- Dừng cuộc trò chuyện và chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân…

Trong mỗi chúng ta đều tồn tại những loại cảm xúc khác nhau, chúng ảnh hưởng đến lối sống và sự tương tác của chúng ta với mọi người. Vì vậy, cần hiểu được cả loại cảm xúc cơ bản thường có ở con người, từ đó có cách quản lí và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

II. Tìm hiểu về việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè

  1. Xử lí tình huống

- Tình huống 1: Ngọc chưa thể hiện khả năng làm chủ, kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè.

- Tình huống 2. Dương đã thể hiện khả năng làm chủ, kiểm soát được mối quan hệ.

=> Yếu tố có thể ảnh hướng đến khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ: thái độ, nhận thức, hành vi cư xử…

  1. Biểu hiện của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.

- Ở trường:

Chủ động kết bạn, chia sẻ, giúp đỡ các bạn.

Hiểu và tin tưởng bạn bè

Biết từ chối những đề nghị làm việc xấu từ bạn.

Biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình đúng mực.

Thái độ bình tĩnh, tự tin…

- Qua mạng xã hội

Không tùy tiện kết bạn với người lạ

Chia sẻ thông tin, hình ảnh tích cực

Không chia sẻ những thông tin không chính xác không có căn cứ về bạn bè trên mạng xã hội.

Chủ động trò chuyện, trao đổi thông tin tài liệu học tập với các bạn…

  1. Chia sẻ khó khăn và cách khắc phục trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè.

Tìm hiểu việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè là một việc làm rất có ý nghĩa đối với mỗi người. Từ nhận thức đúng, mỗi người sẽ có thái độ và hành vi, thói quen hành vi cư xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trên cơ sở đó, các mối quan hệ đã gây dựng sẽ ngày càng trở nên gắn bó, bền chặt.

III. Rèn luyện khả năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè

- Ở trường:

Chủ động, tự tin nêu ý kiến, quan điểm của mình với bạn trong học tập và giao tiếp.

Tôn trọng, lắng nghe bạn bè chia sẻ, tư vấn và góp ý.

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực và điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực khi xảy ra mâu thuẫn với các bạn.

Suy nghĩ kĩ trước những lời đề nghị, lời mời của các bạn.

- Qua mạng xã hội:

Cân nhắc trước khi đồng ý kết bạn với người chưa quen biết trên mạng xã hội.

Chủ động tìm hiểu kĩ về người mà mình dự định kết bạn trên mạng xã hội.

Không tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội có thể chia sẻ nội dung không lành mạnh.

*Xử lí tình huống:

- Tình huống 1. Ánh bình tĩnh gặp Hà nói chuyện, mong Hà tôn trọng tình bạn của Ánh và Thủy, nếu bản thân Ánh và Thủy có chuyện gì thì để hai bạn tự giải quyết với nhau.

- Tình huống 2. Minh chưa vội đồng ý, cần tìm hiểu thông tin của tài khoản Fb đó trước.

Để có khả năng làm chủ và kiểm soát tốt các mối quan hệ với bạn bè ở trường và bạn bè qua mạng xã hội đòi hỏi mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện mọi lúc mọi nơi, qua mọi người và qua từng trường hợp. Biết lắng nghe, tôn trọng và học hỏi chính là chìa khoá cho việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.

1. Rèn luyện quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp

Quản lí cảm xúc chính là biện pháp sử dụng lí trí để có thể điều khiển một phần các biểu hiện của cảm xúc, nhờ vậy sẽ làm thay đổi các hành động, phản ứng trước các tác động và điều chỉnh chúng theo hướng tích cực hơn. Trải qua mỗi một tình huống, chúng ta sẽ có thêm những kinh nghiệm để quản lí tốt cảm xúc và ứng xử phù hợp hơn trong các mối quan hệ giao tiếp.

2. Duy trì việc quản lí cảm xúc và làm chủ mối quan hệ bạn bè.

Bất kì mối quan hệ bạn bè nào cũng cần sự lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu, chân thành. Để có những tình bạn đẹp và bền vững, mỗi người cần rèn luyện không ngừng cách bày tỏ cảm xúc cũng như hành vi ứng xử một cách phù hợp, thiện chí.

=> Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 2: Quản lí bản thân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay