Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225).  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV

BÀI 14: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ

(1009 – 1225)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.

 

Câu 2: Vài nét tóm tắt về tiểu sử của Lý Công Uẩn?

Trả lời:

Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp (Bắc Ninh). Thuở nhỏ, ông theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ. Sau đó, ông làm quan cho nhà Tiền Lê, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh thành.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hãy trình bày sự thành lập của nhà Lý?

Trả lời:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Cuối năm 1009, nhà Tiền Lê suy vong, Lý Công Uẩn được các nhà sư và các đại thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. 

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long. 

- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt, khẳng định thêm một bước sự vươn lên của đất nước. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta suốt từ dây cho đến cuối thế kỉ XVIII. 

- Vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các đại thần, các quan văn, vô. 

- Triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh, cả nước được chia thành 24 lộ. Dưới lộ phủ là huyện, hương, xã. 

 

Câu 2: Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?

Trả lời:

Để đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhận định: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.

Câu 3: Đánh giá sự kiện nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La?

Trả lời:

- Sự kiện nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La:

Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý. 

- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước. 

- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ. 

 

Câu 4: Nhà Lý thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào?

Trả lời:

– Đối nội: Thực hiện chính sách đối nội vừa mềm dẻo, vừa khôn khéo. 

+ Thực hiện chính sách đoàn kết các tộc người trên đất nước ta. 

+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. 

– Đối ngoại: 

+ Quan hệ hòa hiếu với nhà Tống. 

+ Dẹp tan các cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường. 

 

Câu 5: Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục như thế nào?

Trả lời:

- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình.

- Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La vì sao?

Trả lời:

Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.

 

Câu 2: Năm Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã làm gì?

Trả lời:

Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình. Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại.

Câu 3: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào? Hãy cho biết luật pháp nước ta dưới thời Lý được thi hành như thế nào?

Trả lời: 

- Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư đánh dấu bước tiến mới trong quản lí nhà nước

- Luật pháp quy định chặt chẽ: 

+ Việc bảo vệ vua, cung đình, bảo vệ của công và tài sản cá nhân. 

+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp. 

+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội. 

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em có nhận xét gì về văn học nghệ thuật thời Lý?

Trả lời:

– Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm văn học có giá trị như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt,... 

– Các loại hình văn hóa dân gian như: hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Các trò chơi dân gian như: đá cầu, đấu vật, đua thuyền,... rất được ưa chuộng. 

– Thời Lý, một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn được xây dựng như Cấm Thành, chùa Một Cột,... Trình độ điêu khắc tinh xảo, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rỗng, phượng và các bệ đá hình hoa sen,... 

Câu 2: Tôn giáo thời Lý phát triển như thế nào?

Trả lời:

 Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo. 

- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội. 

- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian. 

=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời lý (1009 – 1225) (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay