Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 12

Hệ thống kiến thức trọng tâm Tuần 12 sách Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2

TUẦN 12: HOẠT ĐỘNG 5, 6, 7

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỪ CHỐI TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

THỰC HIỆN CÁC VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM

  1. Rèn luyện kĩ năng từ chối trong một số tình huống
  2. Xác định tình huống cần từ chối

- Tình huống cần từ chối:

+ Khi các bạn trong lớp yêu cầu em thực hiện những việc vượt quá khả năng của bản thân.

+ Khi một nhóm bạn trên mạng xã hội yêu cầu em chia sẻ về một thông tin có thể gây tổn hại đến người khác.

+ Khi người quen nhờ em làm một việc vào lúc em đang rất bận.

=> Những tình huống cần từ chối:

+ Được đề nghị làm những việc vượt quá khả năng của bản thân.

+ Bị dụ dỗ làm những việc gây tổn hại đến mình và người khác.

+ Bị rủ rê làm những việc mà bản thân không muốn làm, hay không sẵn sàng làm vào thời điểm đó.

- Nếu không từ chối dẫn đến hậu quả:

+ Bị đánh giá không tốt bởi những người xung quanh.

+ Có thể đánh mất tình bạn đẹp

+ Khiến người khác bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần.

+ Khiến người thân lo lắng

  1. Những cách từ chối khéo léo

+ Từ chối thẳng: Từ chối một cách thẳng thắn, dứt khoát.

+ Từ chối trì hoãn: Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện.

+ Từ chối thương lượng: Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế.

=> Kết luận: Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần từ chối. Đối với HS, các em cần nhận biết được các tình huống cần từ chối, từ đó, xác định và thực hiện cách từ chối phù hợp để không gây ra những hậu quả đáng tiếc, không gây áp lực cho bản thân, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái, an toàn cho chính mình.

  1. Đóng vai thực hiện từ chối trong các tình huống

- Tình huống 1. Nói một cách lễ phép với anh trai: “Anh chưa làm xong đã bỏ dở công việc đi chơi, trong khi em đã cố gắng hoàn thành phần việc nhà được bố mẹ giao. Em cũng còn nhiều bài tập về nhà chưa hoàn thành xong nên em chỉ có thể phụ anh làm một việc. Nhưng mà bố mẹ sắp về rồi nên em nghĩ anh nên nói thật và xin lỗi bố mẹ”.

- Tình huống 2. Em từ chối đề nghị của các bạn, em nói nhỏ nhẹ với các bạn: “Tớ biết các cậu cũng chỉ trêu ghẹo bạn một chút thôi, nhưng biết đâu bạn lại không thích điều đó nên thôi các cậu đừng trêu bạn nữa nhé”.

- Tình huống 3. Em nhỏ nhẹ góp ý với em gái: “Chị biết lứa tuổi em ai cũng đang mải chơi, nhưng nếu mình có nhiệm vụ nhóm giao thì mình nên cố gắng hoàn thành nó trước nhé. Giờ chị cũng bận ôn thi, nếu đồng ý thì chị sẽ dành một chút thời gian hướng dẫn cách để em làm, còn nếu không thì em xin lỗi các bạn và nhờ các bạn làm gấp để mai còn có bài thuyết trình cho nhóm”.

- Tình huống 4. Em từ chối khéo vì lí do lịch học kín hết không có nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội.

=> Tổng kết: Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần từ chối. Tùy theo tình huống xảy ra, có thể từ chối thẳng bằng cách trả lời dứt khoát “không”, có thể từ chối thương lượng hoặc từ chối trì hoãn. Vì vậy, mỗi người cần học cách từ chối để có kĩ năng từ chối và sử dụng kĩ năng từ chối một cách linh hoạt, khéo léo nhằm tránh được những hậu quả không đáng có, tránh được áp lực cho bản thân và luôn có cảm giác thoải mái trong giao tiếp, ứng xử với mọi người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay