Giáo án Âm nhạc 4 chân trời chủ đề 7 Tiết 4: thường thức âm nhạc Nhà ga âm nhạc

Giáo án Tiết 4: thường thức âm nhạc Nhà ga âm nhạc sách Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 4 chân trời chủ đề 7 Tiết 4: thường thức âm nhạc Nhà ga âm nhạc

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

TIẾT 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC 

NHÀ GA ÂM NHẠC

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn t’rưng.
  • Nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn.
  • Tái hiện, phát triển các kiến thức và kỹ năng âm nhạc đã học được xây dựng trong chủ đề.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc:

  • Nêu được tên và các đặc điểm của đàn t’rưng.
  • Nhận biết được âm sắc của đàn t’rưng.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
  • Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
  • Hình ảnh của đàn t’rưng.
  • Video diễn tấu đàn t’rưng
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:  LUYỆN TẬP BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 (8 PHÚT)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS mô phỏng cách thể hiện nốt Son trên recorder và phím Mi trên kèn phím.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa luyện tập thể hiện nốt Son trên recorder và phím Mi trên kèn phím. Sau đây chúng ta cùng vào phần Luyện tập thực bài thực hành số 3 nhé !

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.

a. Mục tiêu: HS thực hiện Bài thực hành số 3.

b. Cách thức thực hiện

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: thể hiện nốt Son trên recoder.

+ Nhóm 2: thể hiện phím Mi trên kèn phím.

- GV mời từng nhóm thể hiện theo mẫu  Bài thực hành số 3:

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

 

 

 

- HS luyện tập.

 

- HS lng nghe.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC (15 PHÚT)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình ghi nhớ tên nhạc cụ.

 

                Hình 1                                    Hình 2

 

                Hình 3                                      Hình 4

 

     Hình 5                                       Hình 6

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhớ tên các loại nhạc cụ trong thời gian quy định.  

- GV mời các HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1: thanh phách.

+ Hình 2: song loan.

+ Hình 3:  tem-bơ-rin.

+Hình 4: đàn nhị.

+ Hình 5: vi-ô-lông.

+Hình 6: đàn t’rưng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa xem video và biết một số loại nhạc cụ. Sau đây các em sẽ tiếp tục tìm hiểu đàn t’rưng nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nhận biết được  đàn t’rưng và mô tả được hình dáng của nhạc cụ.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS xem hình ảnh về đàn t’rưng

 

- GV nêu câu hỏi:

+ Mô tả về hình dáng của đàn t’rưng.

+ Làm thế nào để đàn t’rưng tạo ra âm thanh?

+ Đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến ở đâu?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Đàn t'rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngột có kích cỡ khác nhau, được xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn. Mỗi ống có một đầu bịt kín, đầu kia được gọt vát.

+ Người chơi đàn dùng dùi gõ vào các ống tạo thành các âm thanh có cao độ khác nhau. Những ống to và dài phát ra âm trầm, còn những ống nhỏ và ngắn có âm cao.

+ Đàn t'rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS mô phỏng cách chơi đàn t’rưng và nhận biết

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS nghe, cảm thụ và vận động theo bản nhạc độc tấu t’rưng

https://www.youtube.com/watch?v=uFw6_77GvNM

- GV nêu câu hỏi: Âm sắc của đàn t’rưng như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Âm sắc của đàn t’rưng hơi đục. Nghe tiếng đàn t’rưng ta có cảm giác như nghe tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.

- GV cho HS mô phỏng lại cách chơi đàn t’rưng bằng bút và thước kẻ có sẵn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: HS nhận biết được được âm thanh đàn t’rưng.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS nghe một số các âm thanh và cho biết tên các nhạc cụ bao gồm: đàn t’rưng, đàn đá, đàn đinh goong, đàn klông-pút.

+ Âm thanh 1: (0:37 đến 1:07)

https://www.youtube.com/watch?v=fRMGQ9q-Wsk

+ Âm thanh 2: (0:00 đến 0:30)

https://www.youtube.com/watch?v=9uScac-N2jk

+ Âm thanh 3: (0:00 đến 0:30)

https://www.youtube.com/watch?v=mMjYmrmhZa8

+ Âm thanh 4: (0:16 đến 1:06)

https://www.youtube.com/watch?v=n6JZD4CkW3o

- GV cho HS thảo luận nhóm để phân biệt được âm thanh của các loại đàn.

- GV lưu ý tất cả các loại đàn trên đều là nhạc cụ của dân tộc vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Âm thanh 1: đàn t’rưng

+ Âm thanh 2: đàn đá

+ Âm thanh 3: đàn klông-pút.

+ Âm thanh 4: đàn đinh goong

 

 

 

 

- HS tham gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài học.

 

 

 

 

 

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV yêu cầu.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS mô phỏng.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe các âm thanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận,

 

- HS lưu ý.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (20 PHÚT)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc trích thơ Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) theo tiết tấu:

Chuyện cổ tích về loài người

(trích)

Trời sinh ra trước nhất

Chỉ toàn là trẻ con

Trên Trái Đất trụi trần

Không dáng cây ngọn có

Mặt Trời cũng chưa có

Chỉ toàn là bóng đêm

Không khí chỉ màu đen

Chưa có màu sắc khác

...

Biết trẻ con khao khát

Chuyện ngày xưa, ngày sau

Không hiểu là từ đầu

Mà bà về ở đó

Kể cho bao chuyện cổ

Chuyện con cóc, nàng tiên

Chuyện cô Tám ở hiển

Thằng Lý Thông ở ác,...

Mái tóc bà thì bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến suốt đời

Cũng không sao hết chuyện

...

- GV nêu câu hỏi cho HS:

+ Em nhận ra những nhân vật cổ tích bào có trong bài thơ?

+ Ai là người kể lại những câu chuyện cổ tích?

+ Bài thơ nói về điều gì?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Nhân vật trong chuyện cổ tích là cô Tấm, Lý Thông.

+ Người kể câu chuyện đó là bà.

+ Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Câu chuyện cổ tích đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta qua lời bà kể, mẹ kể và thậm chí là qua lời ca, tiếng hát. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm qua tiết Khám phá và câu chuyện nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh trong cuộc sống.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật trong tranh là ai?

+ Nhân vật đó trong câu chuyện nào?

+ Tính cách nhân vật ra sao?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các nhân vật trong tranh là: Cô Tấm, Thạch Sanh.

+ Cô Tấm trong truyện Tấm Cám, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sạch.

+ Cô Tấm là cô gái xinh đẹp, hiền lành, chăm chỉ, thật thà, là người con có hiếu.

+ Thạch Sanh là chàng trai tốt bụng, gan dạ, dũng cảm, tình nghĩa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hóa thân các nhân vật trong tranh.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS dùng giọng nói và vận động để hóa thân các nhân vật trong tranh.

- GV phân chia các HS nam hóa thân nhân vật thạch sanh, HS nữ hóa thân thành cô Tấm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện hóa thân qua giọng nói, vận động cơ thể để thể hiện đúng với tính cách của các nhân vật.

- GV mời 2 – 3 HS hóa thân thành nhân vật trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV cho HS xem video nhập vai của các bạn HS:

https://www.youtube.com/watch?v=Z-K_j6XymDU

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

 

 

 

 

- HS đọc thơ theo tiết tấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hóa thân.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS thực hành.

 

 

- HS trình bày.

 

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN ÂM NHẠC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU HOÀ CA

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3: ƯƠM MẦM TƯƠNG LAI

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4: TỔ ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6: CỖ MÁY THỜI GIAN

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 7: VỀ MIỀN CỔ TÍCH

GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 8: VUI CÙNG ÂM NHẠC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU HOÀ CA

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3: ƯƠM MẦM TƯƠNG LAI

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4: TỔ ẤM GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6: CỖ MÁY THỜI GIAN

GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 8: VUI CÙNG ÂM NHẠC

Chat hỗ trợ
Chat ngay