Bài tập file word toán 7 kết nối Bài 29: Làm quen với biến cố
Bộ câu hỏi tự luận toán 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Làm quen với biến cố. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 7 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án toán 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 29: LÀM QUEN VỚI BIẾN CỐ
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Bài 1: Hộp bút của An có một bút chì, một bút mực đen và một bút mực đỏ. An lấy ra một bút bất kì từ hộp bút. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên.
A: An lấy được một bút mực đen
B: An lấy được một cục tẩy
C: An lấy được một cái bút
Đáp án:
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, biến cố A xảy ra khi Am lấy được bút mực đen và không xảy ra khi An lấy được bút chì hoặc bút mực đỏ từ hộp bút.
Biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.
Biến cố C là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra, ba đồ dùng trong hộp bút đều là bút.
Bài 2: Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong những biến cố sau, biển cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A : Có bốn kết quả về mặt xuất hiện khi tung một đồng xu hai lần.
B: Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung.
C: Có ba mặt sấp xuất hiện khi tung đồng xu như trên.
Đáp án:
+) Biến cố A là biển cố chắc chắn vì có bốn kết quả về mặt xuất hiện khi tung một đồng xu hai lần là: (S, N);(N; S);(N;N); (S; S)
+) Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố B xảy ra khi hai lần tung đều xuất hiện cùng mặt sấp hoặc cùng ngửa và không xảy ra khi hai lần tung có một mặt sấp và một mặt ngửa xuất hiện
+) Biến cố C là biến cố không thể vì chỉ tung đồng xu hai lần nên không thể xuất hiện ba mặt sấp.
Bài 3: Hoa rút ngẫu nhiên một số từ 1, 2, 3, 4, 5.
Biến cố: “Rút được số 0” là biến cố gì?
Biến cố: “Rút được số chẵn” là biến cố gì?
Biến cố: “Rút được số nhỏ hơn 6” là biến cố gì?
Đáp án:
Biến cố: “Rút được số 0” là biến cố không thể
Biến cố: “Rút được số chẵn” là biến cố ngẫu nhiên
Biến cố: “Rút được số nhỏ hơn 6” là biến cố chắc chắn
Bài 4: An quay mũi tên ở vòng quay trong hình bên và quan sát xem nó sẽ chỉ ô nào khi dừng lại. Trong các biến cố sau, biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên?
A: Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn 0
B: Kim chỉ vào ô vào xanh
C: Kim chỉ vào ô màu đỏ
Đáp án:
Biến cố A là biến cố chắc chắn
Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên
Biến cố C là biến cố không thể
Bài 5: Một nhóm học sinh của lớp 7B có 4 bạn nữ Linh, Lan, Mai, Hoa và 4 bạn nam An, Huy, Duy, Dũng. Chọn ngẫu nhiên một bạn, biến cố nào sau đây là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể?
A: Bạn học sinh được chọn tên Ngọc
B: Bạn học sinh được chọn là học sinh lớp 7B
C: Bạn học sinh được chọn là nữ.
Đáp án:
Biến cố A là biến cố không thể.
Biến cố B là biến cố chắc chắn
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên
Bài 6: An lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi đựng gồm 4 bi đen, 4 bi trắng. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.
A: An lấy được bi trắng
B: An lấy được bi đỏ
C: An lấy được bi trắng hoặc đen
Đáp án:
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
Biến cố B là biến cố không thể
Biến cố C là biến cố chắc chắn
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Bài 1: Gieo một con xúc xắc 6 mặt. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A: Mặt xuất hiện có số chấm nhỉ hơn 9
B: Mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 3
C: Mặt xuất hiện có số chấm chia hết cho 8
Đáp án:
Biến cố A là biến cố chắc chắn
Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên
Biến cố C là biến cố không thể
Bài 2: Trong một chiếc hộp có 5 tấm thẻ 1, 2, 4, 5, 6. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A: Rút được thẻ lớn hơn 7
B: Rút được thẻ là số nguyên tố
C: Rút được thẻ nhỏ hơn 8
Đáp án:
Biến cố A là biến cố không thể
Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên
Biến cố C là biến cố chắc chắn
Bài 3: Trong hộp có một quả bóng màu đỏ, một quả bóng màu xanh và một viên bi. An lấy cùng lúc trong hộp ra hai thứ. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A: An lấy được ít nhất một quả bóng
B: An lấy được 2 quả bóng xanh
C: An lấy được một quả bóng xanh, một viên bi
Đáp án:
Biến cố A là biến cố chắc chắn vì trong hộp có 3 đồ thì đã có tới hai quả bóng nên chắc chắn An lấy được ít nhất một quả bóng
Biến cố B là biến cố không thể vì chỉ có một quả bóng xanh trong hộp
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên
Bài 4: Trong hộp có 3 quả bóng vàng, 4 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng xanh. Linh lấy ra 5 bóng từ hộp. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A: Có ít nhất 1 quả bóng đỏ trong 5 quả bóng được lấy ra.
B: 5 quả bóng được lấy ra cùng màu
C: 5 quả bóng lấy ra có đủ cả 3 màu.
Đáp án:
Biến cố A là biến cố chắc chắn vì lượng tối đa của bóng vàng và bóng xanh là 4 quả nên chắc chắn có ít nhất một quả bóng đỏ
Biến cố B là biến cố không thể vì số bóng cùng màu tối đa chỉ có 4 quả bóng đỏ
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên
Bài 5: Trong các biến cố sau đây, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A: Đến năm 2070, con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất.
B: Ở trường em, có một giáo viên sinh năm 1789.
C: Trong điều kiện bình thường, nước đóng băng ở 0°C.
Đáp án:
A: là biến cố ngẫu nhiên
B là biến cố không thể vì nếu một giáo viên sinh năm 1789 thì tính đến giờ là 234 tuổi, theo thực tế chưa có con người nào sống thọ như vậy.
C là biến cố chắc chắn vì theo vật lý, nước đóng băng ở 0C trong điều kiện binh thường luôn xảy ra.
Bài 6: Tung một đồng xu hai lần. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt ngửa.
- “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”;
- “Lần tung thứ nhất xuất hiện mặt ngửa”;
- “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt ngửa”;
- “Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt sấp”.
Đáp án:
Biến cố B, C là biến cố chắc chắn vì cả 2 lần tung đều xuất hiện mặt ngửa hay lần thứ nhất và lần thứ hai đều tung được mặt ngửa.
Biến cố A là biến cố chắc chắn vì hai lần tung đều là 2 mặt giống nhau: mặt ngửa.
Biến cố D là biến cố không thể vì cả 2 lần tung đều xuất hiện mặt ngửa hay cả hai lần tung đều không xuất hiện mặt sấp.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Bài 1: Gieo hai xúc xắc và quan sát số chấm xuất hiện tại mặt mỗi xúc xắc. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
A: Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1
B: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 0
C: Hai mặt xuất hiện cùng số chấm
Đáp án:
Biến cố A là biến cố chắc chắn
Biến cố B là biến cố không thể vì tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt thấp nhất là 2
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên
Bài 2: Trong một buổi ngoại khóa của lớp, An chơi trò chơi ném phi tiêu vào bảng phi tiêu (hình vẽ). An được ném phi tiêu 2 lần. Số điểm mỗi lần ném sẽ tương ứng với con số trên vòng tròn mà tiêu phi trúng. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
- “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa nhỏ hơn 1”;
- “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa nhỏ hơn 18”;
- “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa lớn hơn 20”;
Đáp án:
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì có thể không ném trúng lần nào
Biến cố B là biến cố chắn chắn xảy ra
Biến cố C là biến cố không thể vì tổng số điểm lớn nhất là 18
Bài 3: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 5; 7; 8; 10}. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
- “Số được chọn là số nguyên tố”;
- “Số được chọn là số bé hơn 11”;
- “Số được chọn là số chính phương”;
Đáp án:
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Biến cố B là biến cố chắc chắn
Biến cố C là biến cố không thể vì không có số nào trong dãy trên là số chính phương.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Bài 1: Hãy lấy ví dụ về một sự kiện không thể biết trước được có chắc chắn xảy ra hay không.
Đáp án:
Em làm tốt bài thi trong lần thi sắp tới
Bài 2: Hãy lấy ví dụ về một sự kiện có thể biết trước được có chắc chắn xảy ra hay không.
Đáp án:
Khi gieo một con xúc xắc, số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc chắn chắn sẽ nhỏ hơn 8
=> Giáo án toán 7 kết nối tri thức bài 29: Làm quen với biến cố