Kênh giáo viên » Công dân 8 » Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều

Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Giáo dục công dân 8 cánh diều. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn GDCD 8 CD.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU

  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 1 Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 4 Bảo vệ lẽ phải
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 5 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 7 Xác định mục tiêu cá nhân
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

=> Xem nhiều hơn: Giáo án công dân 8 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Bảo vệ lẽ phải

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
  • Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi; khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về bảo vệ lẽ phải; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về bảo vệ lẽ phải trong đời sống thực tế; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề bảo vệ lẽ phải trọn một số tình huống cụ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực, khách quan, dũng cảm.
  • Có trách nhiệm trong việc bảo vệ lẽ phải.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung về việc bảo vệ lẽ phải.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.20.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những việc làm đúng, sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên những việc làm đúng, sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học.

+ Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

* Những việc làm đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học:

+ Tuân thủ lịch học;

+ Tuân thủ quy định về thời gian điểm danh;

+ Dừng xe ở những nơi quy định sẵn;

+ Làm bài tập, đọc sách và học tập thật tốt;

+ Tuân thủ quy định về trang phục;

* Những việc làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học:

+ Nói tục chửi bậy trong lớp học;

+ Đi học muộn

+ Sử dụng đồ vật của trường học để làm những việc không được phép;

+ Sử dụng điện thoại di động trong lớp học

+ Đi vào các phòng học mà không có sự cho phép của giáo viên;

+ Đùa giỡn, nói xấu người khác.

* Với những việc làm đúng cần tiếp tục và phát huy, với những việc làm sai cần nghiêm chỉnh nhìn nhận và sửa sai.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:  Ai cũng muốn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Bài 4. Bảo vệ lẽ phải.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện, làm rõ sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

  1. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
  2. Nội dung:

-  GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện trong SHS tr.20-21 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm, sự cần thiết bảo vệ lẽ phải.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, sự cần thiết bảo vệ lẽ phải.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc câu chuyện “Chu Văn An và Thất trảm sớ” SHS tr.20-21.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu HS quan sát hình, đọc câu chuyện để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ". Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu chuyện SHS tr.20-21 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh 1: Tuyên truyền mọi người chấp hành quy định về an toàn giao thông

+ Hình ảnh 2: "Sao bạn không liên hệ với cơ quan điều tra để cung cấp thông tin về vụ tai nạn giao thông mà bạn chứng kiến hôm qua?"

+ Câu chuyện: Thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ" bởi vì chứng kiến cảnh vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, ông khuyên can vua nhưng vua không nghe.

-> Việc làm đó là bảo vệ lẽ phải.

- GV mời HS nêu khái niệm, sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện, làm rõ sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

- Khái niệm về lẽ phải:

Là những điều đúng đắn, được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.

- Khái niệm bảo vệ lẽ phải:

Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ đúng đắn.

- Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải:

+ Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.

+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.

Hoạt động 2: Đọc các trường hợp, tình huống làm rõ việc thực hiện bảo vệ lẽ phải

  1. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp, tình huống trong SHS tr.22 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải.
  2. Tổ chức hoạt động:

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy chia sẻ một thông điệp về chủ đề “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với các bạn trong lớp”.

THÔNG ĐIỆP

  • Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
  • Suy nghĩ xanh - Hành động xanh - Vì một Việt Nam xanh và sạch.

BÀI 5

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

01 Sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  Thảo luận nhóm

Em hãy nêu những hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong các thông tin và hình ảnh trên.

Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái đất tăng lên, hiện tượng nước biển dâng lên ảnh hưởng đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế đất nước.

Ảnh hưởng đến sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

è Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khiến môi trường trong lành, đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.

KẾT LUẬN

  1. Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  • Môi trường trong lành nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
  • Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
  • Đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai

02 Một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

  1. Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được nhắc đến trong mỗi hình ảnh trên.
  2. Em hãy nêu những quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Chôn lấp chất thải trái phép.

Nhà máy xả thải trái phép ra sông

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

  • Vứt rác không đúng nơi quy định trong khu dân cư, ra biển.
  • Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại,...

KẾT LUẬN

  1. Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  • Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức.
  • Nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Tổ chức, cá nhân làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

03 Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Em hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở hình ảnh và thông tin.

à Theo em, còn có những biện pháp cụ thể nào mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

THÔNG TIN 1

Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn động vật hoang dã, thực hiện công tác tiếp thị tại chỗ; tuyên truyền, giáo dục môi trường cho cộng đồng và học sinh.

THÔNG TIN 2

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; xử lí triệt để bất cập trong quản lí, sử dụng đất; tiếp tục nâng cao tỉ lệ che phủ rừng; xây dựng chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển,...

KẾT LUẬN

  1. Tìm hiểu một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  • Nâng cao ý thức mọi người chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Khai thác hợp lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
  • Phát huy vai trò của cá nhân, cộng đồng trong giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

04 Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1, 2

Mặc dù đã được thầy cô tuyên truyền, nhắc nhở nhưng một số bạn trong lớp của Hùng vẫn bỏ rác không đúng nơi quy định, không tắt các thiết bị điện trong hòng học trước khi ra về. Hùng nhắc nhở thì một số bạn tỏ thái độ khó chịu. Hùng băn hoăn không biết làm thế nào để các bạn thay đổi những thói quen ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Tìm hiểu tình huống và trả lời câu hỏi: Nếu học cùng lớp với Hùng, em sẽ làm gì để các bạn thay đổi thói quen làm ảnh hưởng xấu đến môi trường?

NHÓM 3, 4

Sau khi tham gia buổi ngoại khoá về chủ đề “Bảo vệ môi trường và tài quyên thiên nhiên", Bích đã áp dụng một số biện pháp ở nhà như kê bàn học cạnh cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng rác hữu cơ (rác từ rau, củ, quả) làm phân để bón cho cây cối, tái sử dụng đồ nhựa để làm một số đồ dùng trong gia đình,....

Tìm hiểu trường hợp và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về việc làm của Bích và cho biết ý nghĩa của các việc làm đó.

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án công dân 8 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án công dân 8 cánh diều, tải giáo án giáo dục công dân 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 công dân 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử GDCD 8 kì 1 CD

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay