Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN
ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 -1427)
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Nêu hoàn cảnh dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
- Lê Lợi là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn
- Hoàn cảnh dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Sau khi chiếm được nước ta nhà Minh nhanh chóng thiết lập bộ máy đô hộ thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
+ Lê Lợi hào trường vùng Lam Sơn đã tích cực tích trữ lương thực, vũ khí, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng. Đông đảo anh hùng hào kiệt đã tụ nghĩa về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
+ Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423):
- Những ngày đầu khởi nghĩa lực lượng còn non yếu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn.
- Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn.
- Nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần? Nêu những lần rút quân của nghĩa quân Lam Sơn.
Trả lời:
- Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh 3 lần.
- Những lần rút quân của nghĩa quân Lam Sơn:
+ Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.
+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.
+ Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công → rút lên núi Chí Linh lần 3 → khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
- Sau khi nhà Minh đánh bại cuộc kháng chiến của quân dân nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền đô hộ trên khắp nước ta.
- Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thi hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế văn hóa tàn bạo và thâm độc.
+ Về chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
+ Về kinh tế: Nhà Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em nước ta mang về Trung Quốc làm nô tì.
+ Về văn hóa: Nhà Minh thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta.
- Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh đã gây ra sự căm phẫn của dân tộc ta đối với quân xâm lược, nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại chúng để giải phóng dân tộc.
- Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 3: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là hai trận đánh nào? Vì sao nói đó là hai trận đánh lớn nhất của khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
- Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là hai trận đánh Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
- Giải thích:
+ Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426) tiêu diệt hơn 5 vạn quan Minh, bắt sóng nhiều tướng lĩnh và quân giặc.
+ Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427): Khoảng 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo sang bị quân ta tấn công tại ải Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang tướng giặc phải xin hàng, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là:
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
- Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời:
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Nguyễn Trãi đến với khởi nghĩa Lam Sơn như thế nào?
Trả lời:
- Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn khỏi Đông Quan nơi bọn giặc Minh quản thúc ông và sau đó dâng “Bình Ngô sách” cho Lê Lợi ở Lỗi Giang, Thanh Hóa.
- Nguyễn Trãi đứng trong hàng ngũ chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn từ những ngày ở Lỗi Giang nhưng tên tuổi, sự nghiệp của ông ghi lại trong lịch sử dân tộc chỉ là từ sau khi nghĩa quân Lam Sơn rút về núi Chí Linh lần thứ ba
- Khi tới Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã làm lễ ra mắt lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn bằng bản “Bình Ngô sách” của ông nói về kế sách để đánh giặc.
Câu 2: Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào? Kết thúc vào thời gian nào? Trải qua bao nhiêu giai đoạn?
Trả lời:
- Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra từ năm 1418 kết thúc năm 1427 và trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1418-1423)
+ Giai đoạn 2 (1424-1426)
+ Giai đoạn 3 (cuối năm 1426-cuối năm 1427)
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lại quyết định tiêu diệt viện binh của Liễu Thăng trước?
Trả lời:
- Giải thích:
+ Đạo quân của Liễu Thăng có tiềm năng nguy hiểm hơn đạo quân của Vân Nam
+ Đường tiến quân là trục đường rất quan trọng, là một tuyến giao thông truyền thống từ xưa, thành trì, dân cư nhiều
+ Hành quân lên ải Chi Lăng thuận lợi hơn quân ta sẽ được hỗ trợ nhiều hơn
+ Khu vực ải Chi Lăng là một trong những ải quan trọng của nước ta.
Câu 2: Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
Quyết định chuyển quân vào Nghệ An của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đây nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp giành thắng lợi, chỉ trong vòng 10 tháng (từ 10-1924 đến 8-1925), một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân
=> Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 19: Khởi nghĩa lam sơn (1418-1427) (1 tiết)