Kênh giáo viên » Khoa học 4 » Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều

Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 khoa học 4 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 khoa học 4 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 1 KHOA HỌC 4 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 13 Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 14 Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề thực vật và động vật

CHỦ ĐỀ 4: NẤM

  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 15 Nấm và một số nấm đuọc dùng làm thức ăn
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 16 Nấm men và nấm mốc
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề nấm

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 17 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 18 Chế độ ăn uống
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 19 Thực phẩm an toàn
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 20 Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 21 Phòng tránh đuối nước
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 5 Con người và sức khỏe

CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 22 Chuỗi thức ăn
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 23 Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
  • Giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường

=> Xem nhiều hơn:  Giáo án khoa học 4 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD KÌ 1 KHOA HỌC 4 CÁNH DIỀU

Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 12: VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ VẬT DẪN NHIỆT KÉM

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
  • Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).
  • Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện tượng tự nhiên; giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Xác định được một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
  • Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).
  • Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên; giải quyết một số vấn để đơn giản trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Các dụng cụ thí nghiệm.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Khởi động đến hết hoạt động 1.
  • Tiết 2: Hoạt động 2 đến hết hoạt động 3.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Tiết 1. Một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và dẫn dắt đặt câu hỏi: Quai ấm được bọc nhựa có tác dụng gì? Vì sao?

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 12 – Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

a. Mục tiêu: 

- Xác định được một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.

- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin cách thực hiện thí nghiệm trang 48 SGK:

Chuẩn bị. Một cốc nước nóng, một thanh kim loại (nhôm hoặc đồng, sắt) và một thanh nhựa (hoặc gỗ) có kích thước như nhau.

Tiến hành:

• Cho đồng thời hai thanh trên vào cốc nước nóng.

• Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh và cho biết thanh nào nóng hơn.

• Cho biết thanh nào dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nào dẫn nhiệt kém hơn.

Lưu ý: Khi làm thí nghiệm, cần cẩn thận để tránh bị bỏng.

- GV goi lần lượt đại diện 2 nhóm nêu kết quả và giải thích kết quả đó. HS các nhóm khác nhận xét.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác.

- GV giúp HS nhận xét: Các kim loại (đồng, nhôm, ...) dẫn nhiệt tốt. Gỗ, nhựa... dẫn nhiệt kém.

- GV dẫn dắt, đặt các câu hỏi và  yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời:

+ Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?

+ Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?

- GV gọi đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm nhận xét chéo nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có đáp án chính xác và chốt đáp án.

- GV yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu trong logo hỏi ở đầu trang 49 SGK.

Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.

- GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng và lưu ý HS cách làm để đảm bảo sự chính xác: nước đổ vào hai cốc cần lượng như nhau, thời điểm xác định sự thay đổi nhiệt độ của hai cốc cần như nhau....

- GV yêu cầu một HS đọc nội dung trong “con ong”.

Không khí dẫn nhiệt kém. Vì vậy, những vật bên trong có khoảng trống chứa không khí như bông xốp,... sẽ dẫn nhiệt kém.

Nhiệm vụ 2. Trả lời các câu trắc nghiệm

- GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Không khí dẫn nhiệt

A. kém.

B. tốt.

C. trung bình.

D. rất tốt.

Câu 2: Vật dẫn nhiệt tốt là

A. Các kim loại

B. Gỗ

C. Nhựa

D. Bông

Câu 3: Vật dẫn nhiệt kém là

A. Bạc.

B. Gỗ.

C. Vàng.

D. Đồng.

Câu 4: Chọn câu không đúng

A. Đồng dẫn nhiệt tốt

B. Thủy tinh dẫn nhiệt kém

C. Không khí dẫn nhiệt kém

D. Len dẫn nhiệt tốt nhất

Câu 5: Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?

A. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.

B. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.

C. Vì đồng mỏng hơn.

D. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

 - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước tiết sau.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời:

Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng khi tay cầm vào đó để nhấc ấm lên sẽ không bị nóng. Vì nhiệt độ từ ấm nước nóng sẽ không truyền qua lớp nhựa đó. 

- HS lắng nghe và suy nghĩ.

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia theo nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.

- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh thì thanh kim loại sẽ nóng hơn thanh nhựa.

- Nhận xét: thanh kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nhựa dẫn nhiệt kém hơn.

- HS lắng nghe, sửa bài.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời.

Những ngày trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ (nhựa) thì cũng tương tự nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. Vì vậy, tay không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt và ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau.

- HS lắng nghe, sửa bài.

 

- HS thực hiện yêu cầu và thảo luận nhóm.

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình xung phong trả lời.

Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn: đổ nước nóng vào 2 cốc rồi dùng tay chạm vào thành cốc, tay ở thành cốc nào nóng ít hơn thì chiếc cốc đó dẫn nhiệt kém hơn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện đọc, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

A

B

D

D

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

Tiết 2. Vận dụng kiến thức vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém trong tình huống đơn giản.

b. Cách thức thực hiện:

 

 

 => Xem nhiều hơn: Giáo án khoa học 4 cánh diều đủ cả năm

III. GIÁO ÁN POWERPOINT KÌ 1 KHOA HỌC 4 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử Khoa học 4 cánh diều Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC 4!

KHỞI ĐỘNG

Quai ấm được bọc nhựa có tác dụng gì? Vì sao?

BÀI 12:

VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ

VẬT DẪN NHIỆT KÉM (Tiết 1)

NỘI DUNG BÀI HỌC

01

02

Một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

Vận dụng kiến thức vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

01 MỘT SỐ VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ VẬT DẪN NHIỆT KÉM

THÍ NGHIỆM

Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

  • Thực hành nhóm 6 HS.
  • Chuẩn bị:
    • 1 cốc nước nóng
    • Thanh kim loại
    • Thanh gỗ
  • Tiến hành:
    • Cho đồng thời hai thanh trên vào cốc nước nóng.
    • Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh và cho biết thanh nào nóng hơn.
    • Cho biết thanh nào dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nào dẫn nhiệt kém hơn.

Thanh kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nhựa dẫn nhiệt kém hơn.

Thanh kim loại nóng hơn

NHẬN XÉT

Các kim loại (đồng, nhôm,...) dẫn nhiệt tốt.

Gỗ, nhựa, vải, thủy tinh,.. dẫn nhiệt kém

LUYỆN TẬP

Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?

> Những ngày trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) → tay có cảm giác lạnh.

Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?

> Vì gỗ dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.

Thảo luận cặp đôi

Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.

Cốc thủy tinh

Cốc nhôm

Hướng dẫn:

Tay ở thành cốc nào nóng ít hơn thì chiếc cốc đó dẫn nhiệt kém hơn.

GHI NHỚ

Không khí dẫn nhiệt kém. Vì vậy, những vật bên trong có khoảng trống chứa không khí như bông xốp,... sẽ dẫn nhiệt kém.

ONG NON HỌC VIỆC

Câu 1: Vật liệu nào dẫn nhiệt tốt?

  1. Đồng
  2. Vải
  3. Nhựa
  4. Giấy

Câu 2: Vật nào dẫn nhiệt kém?

  1. Sắt
  2. Đồng
  3. Thép
  4. Xốp

Câu 3: Không khí dẫn nhiệt ......

  1. Tốt
  2. Kém
  3. Trung bình
  4. Rất tốt

Câu 4: Khi đun nước bằng ấm đồng và ấm đất trên cùng một bếp lửa, nước trong ấm nào nhanh sôi hơn?

  1. Không ấm nào
  2. Ấm đất
  3. Ấm đồng
  4. Không xác định được

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập trong VBT

Đọc và chuẩn bị trước tiết sau

BÀI 12:

VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ

VẬT DẪN NHIỆT KÉM (Tiết 2)

KHỞI ĐỘNG

Kể tên vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém được đề cập trong video bên.

Vật dẫn nhiệt tốt: thân nồi, đế bàn là.

Vật cách nhiệt: miếng lót nồi, tay cầm, thân bàn là.

02 VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ VẬT DẪN NHIỆT KÉM

THẢO LUẬN

=> Xem nhiều hơn: Giáo án điện tử khoa học 4 cánh diều

Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều
Giáo án kì 1 khoa học 4 cánh diều

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Giáo án khoa học 4 cánh diều

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án kì 1 Khoa học 4 cánh diều, giáo án Khoa học 4 cánh diều, tải giáo án chi tiết Khoa học 4 cánh diều kì 1

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay