Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 8 - Ấn Độ cổ đại
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 - Ấn Độ cổ đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Em hãy cho biết sự hình thành của chế độ Vác-na?
Trả lời:
Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ. Họ xua đuổi và biến người Đra-vi-a thành nô lệ, người hầu, trở thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp. Chế độ này được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na.
Câu 2: Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có những đẳng cấp xã hội nào?
Trả lời:
Các đẳng cấp xã hội trong xã hội Ấn Độ cổ đại:
- Bra-man (tăng lữ)
- Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh)
- Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)
- Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên và những ngành sản xuất chính của Ấn Độ cổ đại?
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên:
- Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.
- Phía bắc là những dãy núi cao, hiểm trở, bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha. Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.
- Những ngành sản xuất chính:
- Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 2: Nguyên nhân hình thành các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại.
Trả lời:
Nguyên nhân hình thành:
- Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.
- Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).
Câu 3: Em có nhận xét gì về luật lệ của Ấn Độ cổ đại?
Trả lời:
Nhận xét về luật lệ của Ấn Độ cổ đại:
- Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu 4: Nêu biểu hiện của văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ờ các nước Đông Nam Á.
Trả lời:
Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là về chữ viết, tôn giáo và kiến trúc:
+ Chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở chữ Phạn.
+ Phật giáo, Hin-đu giáo được truyền bá và phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á.
+ Kiến trúc: Những ngôi chùa, đền tháp mang màu sắc Phật giáo, Hin-đu giáo…
Câu 5: Văn hóa của Ấn Độ đạt được những thành tựu tiêu biểu như thế nào?
Trả lời:
- Về tôn giáo: Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa, sau đó cải biến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).
- Về chữ viết và văn học:
+ Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn.
+ Văn học Ấn Độ cổ đại có hai tác phẩm tiêu biểu: bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. Ngoài ra còn có truyện ngụ ngôn về các loài vật Pan-cha-tan-tra.
- Về khoa học tự nhiên:
+ Toán học là thành tựu nổi bật của Ấn Độ cổ đại. Các số từ 0 đến 9 đã được người Ấn Độ phát minh và rất sớm.
+ Về y học, người Ấn Độ biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc chữa bệnh
- Về kiến trúc:
+ Thời cổ đại Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu là kiến trúc tôn giáo.
+ Có hai công trình nổi tiếng: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Vai trò của sông Hằng và sông Ấn đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ như thế nào?
Trả lời:
- Sông Hằng và sông Ấn cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.
- Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
- Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Cư dân Ấn Độ cổ đại có nền nông nghiệp phát triển nên phải chăm lo công tác thủy lợi và trị thủy. Từ việc làm thủy lợi và trị thủy đã thúc đẩy nhà nước cổ đại ở Ấn Độ ra đời.
- Các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.
Câu 2: Theo em, tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ đâu?
Trả lời:
Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A ráp – đó là dòng sông Ấn.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Những phát minh quan trọng của các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ có ảnh hưởng đến nền văn minh nhân loại là gì?
Trả lời:
Những phát minh quan trọng đó là:
- Phát minh ra hệ số đếm thập phân, hệ đếm 60
- Phát minh ra các chữ số từ 0 đến 9, biết được phép tính cộng, trừ, nhân, chia,...
- Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác,...
Câu 2: Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ?
Trả lời:
- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
- Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.
- Làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ.