Nội dung chính Lịch sử 7 cánh diều Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc sách Lịch sử 7 cánh diều Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
BÀI 6: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
- TÌM HIỂU VỀ KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
- Nhà Đường (618 – 907): mở ra giai đoạn phát triển thịnh vượng của lịch sử Trung Quốc.
- Thời kì Ngũ đại, Thập quốc (907 – 960): Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán.
- Nhà Tống (960 – 1279):
+ Sau một thời kì phát triển mạnh, nhà Tống suy yếu và chịu sức ép quân sự từ các tộc người ở phía Bắc.
+ Năm 1279, nhà Tống sụp đổ.
- Nhà Nguyên (1271 - 1368): Nền cai trị ngoại tộc của nhà Nguyên khiến mâu thuẫn giữa người Mông Cổ và người Hán trở nên sâu sắc, dẫn tới nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng.
- Nhà Minh (1368 – 1644): là thời kì nền chính trị, kinh tế và văn hóa Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Nhà Thanh (1644 – 1911): dưới thời ba vị vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Trung Quốc phát triển ổn định. Từ thế kỉ XIX, nhà Thanh suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
- TÌM HIỂU VỀ SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG (618-907)
Những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường | |
1. Tình hình chính trị, quân sự, đối ngoại | |
Tổ chức bộ máy | Được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. |
Luật pháp | Dần được hoàn thiện. |
Khoa cử tuyển chọn quan lại | Nhà nước mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài làm quan. |
Quân sự và ngoại giao | - Đem quân chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam. - Tiến hành các cuộc viên chinh quân sự dọc con đường Tơ lụa. - Quân đội đụng độ với các đạo quân Hồi giáo tại khu vực Trung Á. Đây là tham vọng quân sự lớn nhất của nhà Đường để mở rộng lãnh thổ về phía Tây. |
2. Tình hình kinh tế | |
Sản xuất nông nghiệp | - Áp dụng chế độ quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế khóa. Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. |
Thủ công nghiệp | Phát triển đa dạng, các xưởng sản xuất được tổ chức quy mô với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng: gốm sư, tơ lụa, giấy, đồ đồng,…. |
Thương mại | Thu hút thương nhân từ nhiều khu vực thông qua con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển. |
- TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ TRUNG QUỐC THỜI MINH, THANH
- Sự phát triển kinh tế nông nghiệp:
+ Hệ thống thủy lợi được mở rộng.
+ Nhiều cây mới được du nhập và phổ biến nhanh chóng (bông, ngô, thuốc lá,…).
- Sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp:
+ Phát triển trên nhiều lĩnh vực: In ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa, làm đồ gốm sứ, làm giấy, chế tác đồ đồng,…
+ Sản xuất thủ công được tổ chức theo các hình thức các xưởng của nhà nước và tư nhân với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hóa và sử dụng nhiều nhân công.
- Sự phát triển kinh tế thương mại thời Minh, Thanh:
+ Hoạt động trao đổi, buôn bán phát triển với quy mô lớn.
+ Hệ thống đường bộ và đường thủy được mở rộng, kết nối các thành thị sầm uất.
+ Tạo ra nhiều chuyển biến lớn trong xã hội:
- Nền sản xuất hàng hóa được mở rộng.
- Tiền giấy được đưa vào lưu thông và ngày càng phổ biến.
- Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng.
- Số lượng thương nhân phương Tây tới Trung Quốc buôn bán đông đảo.
=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử trung quốc (3 tiết)