Nội dung chính Địa lí 7 cánh diều Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ sách Địa lí 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)
BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ- SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH
Địa hình của Bắc Mỹ có sự phân hóa
- Hệ thống Coóc-đi-e
+ Bao gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.
+ Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt, vàng, bạc, chì, kẽm, than…
- Miền đồng bằng trung tâm:
+ Diện tích rộng lớn, địa hình cao ở phía bắc và thấp dần ở phía nam và đông nam.
+ Có nhiều hồ lớn và sông dài
+ Có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: sắt, ni-ken, chì, kẽm, đồng, u-ra-ni-um, than, dầu mỏ và khí đốt
- Miền núi già và sơn nguyên phía đông:
+ Gồm dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô
+ A-pa-lat là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp
+ Miền này có tài nguyên khoáng sản nổi bật là than.
- SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU
- Khí hậu Bắc Mỹ phân hóa đa dạng:
+ Theo chiều bắc – nam: có 3 đới khí hậu là cực và cận cực; ôn đới và cận nhiệt đới.
+ Theo chiều đông – tây: đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại có các kiểu khí hậu khác nhau.
- ĐẶC ĐIỂM SÔNG, HỒ
- Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều.
+ Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương
+ Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn độn, vừa do mưa vừa do tuyết tan. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nước mưa vẫn chiếm ưu thế.
+ Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ, bắt nguồn từ hệ thống Coóc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô.
- Bắc Mỹ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới
+ Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.
+ Hồ Lớn (hay Ngũ Hồ) là hệ thống hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ
- ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN
- Đới lạnh:
+ Phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa bắc bán đảo A-lát-ca và Ca-na-đa
+ Khí hậu khắc nghiệt, giá lạnh
+ Sinh vật nghèo nàn: Thực vật chủ yếu có rêu và địa chi; Động vật có các loại chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc,...
- Đới ôn hòa:
+ Phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông
+ Khí hậu ôn đới với các mùa rõ rệt. Cao nguyên Cô-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Sinh vật phong phú, đa dạng: Thực vật: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên; Động vật: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò sát, chim.
- Đới nóng:
+ Phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa tây nam Hoa Kỳ.
+ Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm và ẩm.
+ Thực vật có rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải và rừng cận nhiệt ẩm. Động vật phong phú và đa dạng.
=> Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 14: Đặc điểm tự nhiên bắc mỹ