Nội dung chính Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng sách công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG
I. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT
1. CHỌN CÂY TRỒNG PHÙ HỢP VỚI TỪNG LOẠI ĐẤT
- Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định. Trong trồng trọt cần lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trong sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
2. KẾT HỢP SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CẢI TẠO ĐẤT
- Trong quá trình trồng trọt, cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất trong bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng. Vì vậy, cần phải kết hợp việc trồng trọt và bón phân hợp lí, đặc biệt là bón phân hữu cơ và bón phân vi sinh để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất.
3. CANH TÁC BỀN VỮNG
- Canh tác bền vững gồm luân canh, tăng vụ, trồng xen, trắng gối, làm ruộng bậc thang, bố trí thời vụ thích hợp để tránh điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu (hạn, mặn, lũ lụt,...) nhằm tăng năng suất cây trồng, tạo việc làm cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích gieo trồng.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG
1. CẢI TẠO ĐẤT CHUA
- Đất chua là đất trong dung dịch có nồng độ H lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.
- Nguyên nhân chính làm cho đất bị chua là do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất, do quá trình canh tác bón phân hoá học chua sinh Ií, sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khi (ít hoặc không có khi oxygen) đã sinh ra nhiều loại acid hữu cơ làm cho đất bị chua.
- Các biện pháp cải tạo đất chua
+ Bón vôi khử chua
+ Biện pháp thuỷ lợi: đắp đê kết hợp trồng cây chắn sóng
+ Biện pháp canh tác: hạn chế hoặc không làm đất vào mùa mưa vùng đất trống, đất dốc.
2. CẢI TẠO ĐẤT MẶN
- Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hoà tan trên 2,56 ‰.
- Đất mặn được hình thành ở các vùng ven biển có địa hình thấp do thuỷ triều, vỡ đê hoặc do nước biển theo các cửa sông vào bên trong đất liền mang theo lượng muối hoà tan làm đất bị mặn.
- Biện pháp cải tạo đất mặn:
+ BIện pháp bón phân: ưu tiên bón phân hữu cơ; bón vôi kết hợp với rửa mặn.
+ Biện pháp thuỷ lợi: xây dựng hệ thống đê, kênh mương và trồng cây chắn sóng.
+ Biện pháp canh tác: xây dựng chế độ luân canh hợp lí; bố trí thời vụ để tránh mặn.
+ Chế độ làm đất thích hợp: cày không lật, xới đất nhiều lần.
3. CẢI TẠO ĐẤT XÁM BẠC MÀU
- Đất xám bạc màu là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.
- Đất có thể bị bạc màu do một số nguyên nhân chính sau:
+ Ở những vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du miền núi thường có địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất diễn ra mạnh mẽ làm cho đất bị bạc màu.
+ Do tập quán canh tác lạc hậu (trong một loại cây trồng liên tục trong nhiều năm, làm đất không đúng cách, bố trí thời vụ không hợp lí, để đất trống vào mùa mưa...)
- Biện pháp cải tạo đất mặn:
+ Biện pháp bón phân: bón phân hữu cơ để vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón vôi để nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.
+ Biện pháp thuỷ lợi: Tưới, tiêu hợp lí nhằm tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất.
+ Biện pháp canh tác: Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp. Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ Đậu.
=> Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối bài 4: Sử dụng cải tạo và bảo vệ đất trồng