Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Kết nối tri thức bài 17: Một số nét văn hóa ở vùng duyên hải miền Trung
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 17: Một số nét văn hóa ở vùng duyên hải miền Trung. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNGBÀI 17: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. NHẬN BIẾT (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy kể tên một số địa danh của vùng Duyên hải miền Trung được UNESCO ghi danh là di sản thế giới mà em biết
Trả lời:
Một số địa danh của vùng được UNESCO ghi danh như: Phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Câu 2: Vùng Duyên hải miền Trung có những lễ hội nào nổi tiếng?
Trả lời:
Một số lễ hội nổi tiếng của vùng như:
+ Lễ Rước cá Ông
+ Lễ hội Ka-tê
II. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Những lễ hội được tổ chức ở vùng Duyên hải miền Trung có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Những lễ hội được tổ chức ở vùng Duyên hải miền Trung mang ý nghĩa tôn vinh truyền thống và những giá trị tốt đẹp của dân tộc
Câu 2: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của vùng Duyên hải miền Trung được ra đời như thế nào?
Trả lời:
Cùng với quá trình khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn đã đặt ra Hải đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ đi thuyền đến các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để thu lượm sản vật, từng bước thực thi chủ quyền biển đảo,…Những người đi thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt và chỉ bằng những phương tiện, vật dụng rất thô sơ
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền từ thời Hải đội Hoàng Sa nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về…
III. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Lễ hội nào của vùng Duyên hải miền Trung đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Trả lời:
2 lễ hội được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là:
+ Lễ hội Ka-tê
+ Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Theo em, vì sao phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương?
Trả lời:
Cần phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương vì biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng thiêng của Tổ Quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hôm nay và mai sau.
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 17: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung