Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Mưa

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Mưa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 10. MƯA

(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Mưa là gì?

Trả lời: 

Mưa là nước rơi ở trạng thái lông hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Các giọt nước hoặc tinh thể băng rơi xuống đất phải có kích thước lớn đủ để thắng sức cản của không khi, sự bay hơi trên đường rơi của chúng.

Câu 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng mưa?

Trả lời: 

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. 

Câu 3: Mưa trên Trái Đất phân bố theo những yếu tố nào?

Trả lời: 

Mưa trên Trái Đất phân bố theo vĩ độ và theo khu vực.



2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Ớ những nơi khác nhau theo vĩ độ, lượng mưa có sự phân bố như thế nào?

Trả lời: 

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là ở hai vùng ôn đới. Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Càng về hai cực, lượng mưa càng giảm. Khu vực gần cực Bắc và cực Nam, mưa rất ít.

Câu 2: Trình bày sự phân bố của lượng mưa theo khu vực?

Trả lời: 

Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông, tây do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển,... Các khu vực có vị trí địa lí tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường có lượng mưa nhiều, ngược lại những khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít.

Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?

Trả lời: 

– Khí áp:

+ Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

+ Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.

– Frông:

+ Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng khí và sinh ra mưa n đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.

+ Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frộng hoặc mưa dải hội tụ.

– Gió: 

+ Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương

thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông

và rừng cây bốc lên.

+ Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.

+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

- Dòng biển:

+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

- Địa hình:

+ Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ?

Trả lời: 

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo là do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là đại dương và rừng Xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam là do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.

Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam là do khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam là do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.

Câu 2: Phân tích sự phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30⁰B từ Đông sang Tây?

Trả lời:  

- Phía đông (bờ Đông lục địa châu Á, bờ Tây Thái Bình Dương) thuộc phần đông của lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt gió mùa, chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương và dòng biển nóng nên có lượng mưa khá lớn, khoảng từ 1001 – 2000 mm/năm.

- Vào sâu trong nội địa cho đến tận phía bắc của khu vực Nam Á, do nằm xa ng nội địa cho đến tận biển nên lượng mưa giảm chỉ còn khoảng 501 – 1000 mm/năm.

Sang vùng Tây Nam Á và Bắc Phi lượng mưa giảm xuống rõ rệt chỉ khoảng dưới 200mm/năm, vì đây là vùng hoang mạc, khô hạn. Riêng vùng Tây Bắc Phi lượng mưa có khá hơn từ 201 – 500 mm/năm do nằm tiếp giáp với Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

- Sang phía tây (phần lục địa Bắc Mĩ), lượng mưa cũng thay đổi từ Đông sang - Tây, phía bờ Đông lượng mưa trung bình cao nhất với mức từ 1001 – 2000 mm/năm, vào sâu trong lục địa lượng mưa giảm xuống còn dưới 1000 mm/năm và sau đó tiếp tục giảm còn dưới 500 mm/năm ở khu vực phía tây do dãy núi Coóc-đi-e ngăn ảnh hưởng của biển và chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

- Nhìn chung dọc theo vĩ tuyến 30'B từ Đông sang Tây lượng mưa thay đổi nhiều. Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Bờ Tây mưa ít hơn bờ Đông.

Câu 3: Địa hình tác động như thế nào đến lượng mưa trên Trái Đất?

Trả lời: 

Địa hình tác động đến lượng mưa:

+ Độ cao: càng lên cao lượng mưa càng tăng do nhiệt độ giảm, hơi nước dễ ngưng tụ. Nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, còn ở sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Khu vực Phan Rang tuy giáp biển nhưng lại có lượng mưa thấp nhất nước ta. Giải thích tại sao?

Trả lời: 

- Vào mùa hè, gió Tây Nam thổi đến khu vực này nhưng ở phía tây bị dãy Trường Sơn Nam chắn hết hơi nước. Phía đông tuy giáp biển nhưng gió Tây Nam thổi qua phần biển phía nam nước ta vào đồng bằng sông Cửu Long lên đến bờ biển Phan Thiết đã chuyển hướng (gần như hướng nam bắc) song song với bờ biển nên không gây mưa, vì thời đây với bờ biển liên không gây mưa, vì thế ở đây thường có hiện tượng “phơn”

- Hơn nữa, đây là khu vực lòng máng vì phía bắc có đèo Cả, phía tây có dãy Trường Sơn, phía nam có mũi Dinh: 3 mặt bị núi chắn, chỉ còn một hướng ra biển, tuy gió có nguồn gốc ẩm thổi theo hướng tây nam nhưng khi tới bờ biển Phan Thiết lại chuyển hướng nam bắc song song với bờ biển, nếu thổi chếch theo hướng tây nam một chút lại bị mũi Dinh chắn nên lượng mưa ở khu vực Phan Rang không nhiều. Về mùa đông, gió Đông Bắc qua biển lại bị đèo Cả chắn nên không gây mưa. Vì thế, lượng mưa trung bình ở đây chỉ có 685mm/năm, số ngày mưa chỉ có khoảng 45 ngày/năm.

Câu 2: Bão được hình thành như thế nào? Tại sao không có bão ở vùng Xích đạo?

Trả lời: 

- Sự hình thành bão do phối hợp các điều kiện: Có nhiễu động xoáy thuận ban đầu, sự bất ổn định áp khuynh hoặc áp hướng, trị số lực Côriôlit đủ lớn để tạo nên hiệu ứng “quay”, nhiệt độ nước trên đại dương không nhỏ hơn 26°C, bất ổn định của khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát triển. 

- Bão thường được hình thành trên các vùng biển phía đông lục địa, ven rìa các áp cao cận chí tuyến ở cả Bắc và Nam bán cầu. Trên các vùng biển nóng của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Đại Tây Dương, có 5 trung tâm phát sinh bão. Vùng biển ngoài khơi Philippin và Biển Đông, vùng biển Caribê và Angti, vùng biển trong vịnh Bengan và Oman, vùng biển Nam Ấn Độ Dương và Madagatxca, vùng biển Đông Bắc Ôtxtrâylia.

- Ở Xích đạo, lực Côriôlit bằng 0, không thể hình thành xoáy, nên không có bão.

Câu 3: Tại sao cùng nằm trong vùng nội chí tuyến như các khu vực khác như Bắc Phi, Tây Nam Á nhưng Việt Nam lại không có hoang mạc?

Trả lời:

- Vùng nội chí tuyến quanh năm tồn tại đai áp cao chí tuyến. Đại áp cao chí tuyến này nén hơi nước xuống mặt đất, làm cho hơi nước không thể bốc lên cao, do đó không thể nào gây mưa. Vì thế, các vùng này nằm dưới đai áp cao chí tuyến quanh năm khô hạn, hình thành nên nhiều hoang mạc.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, không bị áp cao chế ngự thường xuyên, nên khả năng có hoang mạc thấp hơn so với các vùng khác có khí hậu nhiệt đới khô có mùa khô hạn.

Việt Nam có bề ngang lục địa nhỏ nên chịu ảnh hưởng của biển nhiều mưa nhiều. Trong khi đó bề ngang của lục địa Bắc Phi, Tây Nam Á lớn nên ít chịu ảnh hưởng của biển → mưa ít.

- Bắc Phi và Tây Nam Á có khí hậu hoang mạc, vì nằm ở áp cao thường xuyên, gió chủ yếu là gió Mậu dịch, dòng biển lạnh ven bờ nên ít mưa. Ngoài ra, Bắc Phi còn chịu ảnh hưởng của khối khí nóng đến từ châu Á.

→ Việt Nam không có hoang mạc như các khu vực khác cùng vĩ tuyến.

Câu 4: Tại sao Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất nước ta?

Trả lời:

Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất nước ta do:

+ Khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông qua biển và nằm trước các sườn đón gió mùa đông.

+ Tháng 10, 11 là thời kì dải hội tụ nhiệt đới thường án ngữ ở khu vực Huế.

+ Mùa hạ ở khu vực này ít mưa do ảnh hưởng của gió Phơn tây nam.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 10: Mưa (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay