Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 31: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP, TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

Trả lời: 

Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,... nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Câu 2: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế nào?

Trả lời: 

Vai trò: tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Ở các nước đang phát triển, tổ chức lãnh thổ công nghiệp còn góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 3: Nêu vai trò và đặc điểm của điểm công nghiệp?

Trả lời: 

* Vai trò:

- Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác

- Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.

- Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

- Góp phần thực hiện công nghiệp hoá tại địa phương.

* Đặc điểm:

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

- Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.

Câu 4: Nêu vai trò và đặc điểm của khu công công nghiệp?

Trả lời: 

* Vai trò:

- Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

* Đặc điểm:

- Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

- Có vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hoa và liên hệ với bên ngoài như gần cảng biển, đường giao thông lớn, gần sân bay, ngoại vi các thành phố lớn,…

 - Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng một quy chế riêng, ưu đãi về sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất; có khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt (hay cơ sở sản xuất công nghiệp hạt nhân) và các cơ sở sản xuất công nghiệp bổ trợ.

- Hình thức khác của khu công nghiệp là đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học... 

Câu 5: Nêu vai trò và đặc điểm của trung tâm công nghiệp?

Trả lời: 

* Vai trò:

Góp phần định hình hưởng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực phụ cận.

* Đặc điểm:

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

- Bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

- Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, trong đó có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt (đóng vai trò quyết định hướng chuyên môn hoá của trung tâm công nghiệp) và các cơ sở sản xuất công nghiệp bổ trợ.

Câu 6: Nêu vai trò và đặc điểm của trung tâm công nghiệp?

Trả lời: 

* Vai trò:

Thúc đẩy hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ. 

* Đặc điểm:

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Có không gian rộng lớn, gồm rất nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất. 

- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (như cùng sử dụng một hay một số loại tài nguyên; sử dụng nhiều lao động; dùng chung hệ thống năng lượng, giao thông vận tải;...).

- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: So sánh khu công nghiệp tập trung và khu trung tâm công nghiệp?

Trả lời: 

 

Khu công nghiệp

Trung tâm công nghiệp

Giống nhau

- Cùng là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau.

- Sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu học các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khác nhau

– Trung tâm công nghiệp có mức độ tập trung lớn hơn nên có quy mô lớn hơn.

– Trung tâm công nghiệp không có ranh giới rõ ràng, gắn với các thành phố có quy mô vừa và lớn.

– Trung tâm công nghiệp không có ban quản lí riêng

– Có quy mô nhỏ hơn 

– Trong khu công nghiệp có ranh giới rõ ràng không có dân cư sinh sống.

– Khu công nghiệp có ban quản lí riêng

Câu 2: So sánh điểm khác nhau giữa vùng công nghiệp ngành và vùng công nghiệp tổng hợp

Trả lời: 

Vùng công nghiệp ngành

Vùng công nghiệp tổng hợp

cơ chế hình thành của nó thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa chọn cho mình phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế,...), đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế – kĩ thuật và các yếu tố phân bố sản xuất. Như vậy, vùng công nghiệp ngành là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. Các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất.

Về lí thuyết các vùng công nghiệp ngành có thể chồng chéo lên nhau và trở nên thành phần của vùng công nghiệp tổng hợp. Vùng công nghiệp tổng hợp không phải là tổng thể của vùng ngành mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố sản xuất khác xa so với từng ngành riêng lẻ.

Câu 3: Công nghiệp có tác động như thế nào tới môi trường?

Trả lời: 

Hoạt động sản xuất công nghiệp tác động đến môi trường trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực.

Về tác động tích cực, ngành công nghiệp tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Sản xuất công nghiệp thường gây tác động tiêu cực đến môi trường như:

- Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

- Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

- Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

- Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trước những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là cần thiết như năng lượng từ mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều....

Câu 4: Ngành công nghiệp có định hướng phát triển như thế nào trong tương lai?

Trả lời: 

Trong tương lai, ngành công nghiệp được phát triển theo các hướng:

- Chuyển dân từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật – công nghệ cao. 

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO, và các chất độc hại ra môi trường.

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tại sao ở các nước đang phát triển phổ biến hình thức khu công nghiệp?

Trả lời: 

Hình thức khu công nghiệp phổ biến ở các nước đang phát triển, do:

- Các nước đang phát triển đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên hình thành các khu công nghiệp.

- Trên thực tế, các khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.

Câu 2: Cần có những điều kiện gì để một khu công nghiệp có thể phát triển mạnh?

Trả lời:

Một trung tâm công nghiệp muốn phát triển mạnh phải có nhiều thuận lợi:

- Vị trí địa lí thuận lợi: trung tâm của vùng, đầu mối giao thông, cảng biển,..

- Nguồn nguyên liệu khoáng sản, nguyên liệu từ nông nghiệp dồi dào.

- Dân cư đông đúc, nguồn lao động được đào tạo tốt.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật mạnh.

- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp điện, nước được bảo đảm.

- Thị trường tiêu thụ rộng.

- Sự hỗ trợ các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học – kĩ thuật.

- Chính sách của Nhà nước, sự đầu tư từ nước ngoài.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng ở nhiều nước đang phát trển đang rất chú trọng ưu tiên hình thành các khu công nghiệp?

Trả lời: 

Nhiều nước đang phát triển đang rất chú trọng ưu tiên hình thành các khu công nghiệp vì: 

+ Nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư (vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại, trình độ quản lí,...).

+Tập trung cho sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hoá,...

+ Tạo việc làm, xoá bỏ sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương,....

Câu 2: Ở Việt Nam việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và công nghệ cao có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

Ý nghĩa của việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao:

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài.

+ Tạo ra nhiều sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu thu ngoại tệ.

+ Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành đô thị mới.

Câu 3: Tại sao các khu công nghiệp ngày càng có xu hướng di dời về phía biển? 

Trả lời: 

Các khu công nghiệp có xu hướng di dời về phía biển vì những lí do sau:

- Khu công nghiệp ở sâu trong nội địa, đầu nguồn nước ngọt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước cho các khu dân cư và làm mất tiềm năng du lịch vùng kế cận.

- Các nhà máy thải khí độc ở trong nội địa, đầu nguồn gió sẽ gây ô nhiễm không khí cho các khu dân cư.

- Thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu và giao thông vận tải, làm giảm chi phí vận chuyển và giảm giá thành sản phẩm.

- Thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ.

Câu 4: Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp? 

Trả lời: 

Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ

Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ hình thành thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động từ các khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm ổn định với thu nhập khá cho một lực lượng lớn lao động trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ và chuyển dần một lượng lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với tác phong công nghiệp, đời sống nhân dân trong khu vực từng bước được cải thiện và bộ mặt của địa phương. Hàng năm, các doanh nghiệp Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 30% và kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 40% giá trị toàn tỉnh Hậu Giang.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay