Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI MỞ ĐẦU: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 

(7 câu)

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của môn địa lí?

Trả lời:

Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau:

- Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội dung bài học, chủ đề địa lí.

- Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng rõ kiến thức địa lí.

- Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, an toàn giao thông ,.. vào nội dung địa lí.

- Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.

Câu 2: Môn địa lí có vai trò như thế nào đối với đời sống?

Trả lời:

Vai trò của môn địa lí đối với đời sống:

- Giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng việc đánh giá, phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội đến từng đối tượng địa lí cụ thể...; giải thích được phương thức con người khai thác hợp lí và có hiệu quả nguồn lực sẵn có cho sinh hoạt và sản xuất; quy hoạch, tổ chức không gian sống và sản xuất phù hợp với tự nhiên và văn hoá, xã hội của từng quốc gia, khu vực.

- Giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và văn hoá, xã hội của từng quốc gia, khu vực cụ thể, nhất là trong giai đoạn hội nhập toàn hiện nay.

- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng sử dụng hiệu quả các phương tiện như bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê,... để giải quyết các vấn đề thực tiến cũng như nghiên cứu khoa học, tạo nền tảng kiến thức để học tốt các môn học khác và định hưởng nghề nghiệp cho học sinh.

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Môn Địa lí ở trường phổ thông có những đặc điểm nào? 

Trả lời:

Đặc điểm của môn địa lí ở trường phổ thông:

- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí, gồm Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau và phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.

- Môn Địa lí liên quan đến bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.… và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.

Câu 2: Các ngành nghề và kiến thức địa lí có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Nhóm ngành nghề

Kiến thức địa lí

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản.

- Công nghiệp (khai thác than, dầu khí, thực phẩm, điện tử, tin học, điện lực,..).

- Dịch vụ:

+ Dịch vụ kinh doanh: bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, bảo hiểm,..

+ Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục,..

+ Dịch vụ công: hành chính công, hoạt động đoàn thể,…

- Vai trò, đặc điểm của ngành.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành.

- Tình hình phát triển và phân bố.

- Tổ chức không gian lãnh thổ.

- Kiến thức tổng hợp địa lí: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí môi trường.

- Kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sơ đồ.

3. VẬN DỤNG (2 câu) 

Câu 1: Tại sao những nhà hàng hải phải có hiểu biết rõ về dịa lí, đặc biệt là về phương hướng và khí tượng thủy văn?

Trả lời:

Những nhà hàng hải phải có hiểu biết rõ về địa lí là vì: Nhà hàng hải thường phải di chuyển nhiều trên các biển và đại dương. Để xác định đúng nơi cần đến, tránh được những cơn bão bất chợt, những điều kiện tự nhiên bất lợi thì những nhà hàng hải phải có hiểu biết về địa lí, đặc biệt là phương hướng và khí tượng thủy văn để quan sát được bản đồ, các hiện tượng thiên nhiên, có những đánh giá kịp thời để vượt biển an toàn. 

Câu 2: Những ngành nghề nào có thể vận dụng đến kiến thức của môn địa lí?

Trả lời:

Những ngành nghề có thể vận dụng đến kiến thức địa lí như: 

- Giáo viên, giảng viên dạy địa lý ...

- Nhà nghiên cứu địa lý - địa chất,...

- Hướng dẫn viên du lịch 

- Dự báo thời tiết, quan sát khí tượng

- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Kiến thức Địa lí đươc ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày như thế nào?

Trả lời:

Ứng dụng kiến thức Địa lí vào cuộc sống hằng ngày:

- Ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trinh nông nghiệp, quản li đất đai và bảo vệ môi trường.

- Các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.

- Môn Địa li cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Biết cách sử dụng bản đồ để xem phương hướng, chỉ đường,…

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài: Mở đầu môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay