Nội dung chính Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc sách Địa lí 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 26: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC
- PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
- Đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc:
+ Nằm ở Đông Á, lãnh thổ trải dải theo vĩ tuyến từ khoảng 20°B tới 53°B và theo chiều kinh tuyến từ khoảng 73°Đ đến 135°Đ.
+ Có diện tích lớn thứ tư thế giới (sau Liên bang Nga, Ca – na – đa, Hoa Kỳ).
+ Tiếp giáp với 14 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phái nam; phía đông Trung Quốc tiếp giáp các biển thuộc Thái Bình Dương.
- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:
+ Phần lớn đường biên giới trên đất liên của Trung Quốc có địa hình núi cao, hiểm trở
→ Khó khăn cho việc giao thương với các nước.
+ Về phía đông, Trung Quốc tiếp giáp với các biển thuộc Thái Bình Dương với đường bờ biển dài và nhiều cảng lớn
→ Thuận lợi cho Trung Quốc trong giao thương với các nước trong khu vực, trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.
+ Lãnh thổ rộng lớn khiến cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển nhiều ngành kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Thành phần tự nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
1. Địa hình và đất | - Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. - Miền Đông có địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit. - Miền Tây tập trung nhiều dãy núi cao, sơn nguyên, cao nguyên, bồn địa và hoang mạc, địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. | - Miền Đông: địa hình và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: trồng cây lương thực ở các đồng bằng; cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt ở các vùng đồi núi thấp. - Miền Tây nhìn chung điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất, chủ yếu là trồng rừng và trên các cao nguyên có thể phát triển đồng có chăn nuôi gia súc. |
2. Khí hậu | - Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt. - Miền Đông có khí hậu gió mùa. Từ nam lên bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa. - Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nhiệt. Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao. | Miền Đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú hơn miền Tây, song mưa tập trung vào mùa hạ gây lũ lụt ở hạ lưu một số sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. |
3. Sông, hồ | - Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông. Các sông lớn nhất là Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang. - Các hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương …là những hồ nước ngọt; các hồ nước mặn: Thanh Hải, Thiêm Đường…. | - Ở miền Tây, sông có tiềm năng thủy điện. Ở miền Đông, sông cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy. - Các hồ nước ngọt có giá trị về thủy lợi và du lịch, các hồ nước mặn thích hợp cho phát triển du lịch. |
4. Sinh vật | - Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở miền Đông: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim. Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên; phía nam cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim. - Hệ động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen. | Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền Tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc. |
5. Khoáng sản | Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao và có trữ lượng lớn. | Cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp và phục vụ xuất khẩu. |
6. Biển | Tài nguyên khoáng sản biển: dầu mỏ, khí tự nhiên…; nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao; ven biển có nhiều vũng vịnh; có một số vùng biển, bờ biển, đảo có phong cảnh đẹp. | Phát triển tổng hợp kinh tế biển. |
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
- DÂN CƯ
- Dân số:
+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân số Trung Quốc nằm trong độ tuổi lao động.
→ Thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn.
+ Dân số đông.
→ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các vấn đề việc làm cho người lao động: nạn thất nghiệp.
- Cơ cấu dân số:
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Trung Quốc đang có chiều hướng giảm dần và hiện ở mức thấp.
→ Giảm quy mô dân số quốc gia, dân số trong độ tuổi lao động bị thu hẹp.
+ Mức sinh thấp.
→ Đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
+ Tỉ lệ giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn.
→ Ảnh hưởng tới đặc điểm nguồn lao động, cấu trúc dân số trong tương lai và các vấn đề xã hội của Trung Quốc.
- Mật độ dân số:
+ Trung Quốc có hơn 56 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Hán chiếm hơn 90% dân số.
+ Trung Quốc là nước có mật độ dân số khá cao; dân cư phân bố rất không đều, tập trung đông đúc ở khu vực phía đông và thưa thớt ở phía tây.
→ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở hai khu vực, khu vực phía tây có kinh tế và văn hóa lạc hậu hơn so với khu vực phía đông.
- Đô thị hóa nhanh: tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân thành thị vào loại cao. Trung Quốc có nhiều thành phố có quy mô dân số trên 10 triệu người.
→ Làm thay đổi diện mạo các làng xã và mở rộng lối sống đô thị.
- XÃ HỘI
- Trung Quốc có nền văn minh lâu đời, nền văn hóa phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật… nổi tiếng có giá trị.
→ Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, Trung Quốc có HDI và GNI/ người ở mức cao; các vấn đề phúc lợi xã hội của người dân (bảo hiểm dưỡng lão xã hội, bảo hiểm y tế…) được quan tâm.
→ Kích thích người lao động hăng say làm việc.
- Người Trung Quốc có một nền tàng giáo dục tốt, chất lượng nguồn lao động cũng dần được cải thiện cùng với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
→ Tiềm năng to lớn đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
- Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi tình hình kinh tế - xã hội ở các vùng nông thông, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc