Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 14: Phân loại thế giới sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 14: Phân loại thế giới sống sách khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
- VÌ SAO CẦN PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
- Ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.
- THẾ GIỚI SỐNG ĐƯỢC CHIA THÀNH CÁC GIỚI
- Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định về cấu trúc, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.
- Thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
Tên giới | Tên sinh vật |
Khởi sinh | Vi khuẩn, vi khuẩn lam |
Nguyên sinh | Trùng roi, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày… |
Nấm | Nấm bụng dê, nấm sò |
Thực vật | Hướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông… |
Động vật | Voi, rùa, chim, cá, mực... |
- Các bậc phân loại của thế giới ống từ thấp đến cao: Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
III. SỰ ĐA DẠNG VỀ SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
- Số lượng: Hơn 10 triệu loài
- Môi trường sống:
+ Môi trường cạn: Cây dâu, con hổ, con trâu...
+ Môi trường nước: rong rêu, tảo, cá, tôm...
+ Môi trường đất: giun đất, thạch sùng...
+ Môi trường sinh vật: chấy, rận, sán, giun đũa....
- SINH VẬT ĐƯỢC GỌI TÊN NHƯ THẾ NÀO?
- Mỗi sinh vật có hai các gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.
- Tên khoa học gồm 2 từ được viết in nghiêng, từ thứ nhất viết hoa chữ cái đầu, là tên chi, từ thứ hai viết thường, là tên loài.