Bài tập file word Toán 10 Kết nối tri thức Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách
Bộ câu hỏi tự luận Toán 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 10 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 20 : VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG. GÓC VÀ KHOẢNG CÁCH (15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)
Bài 1: Xét vị trí tương đối của 2 đường thẳng sau :
d1 : x – 3y + 3 = 0 và d2 : x – 3y – 7 = 0
Trả lời:
Vectơ pháp tuyến của 2 đường thẳng là n1 = ( 1; -3) ; n2 = ( 1; -3)
Ta thấy 1 .( -3 ) = (-3). 1 => n1 và n2 cùng phương => 2 đường thẳng song song hoặc trùng nhau
Mà A(0; 1) d1 nhưng A ∉ d2 => 2 đường thẳng song song.
Bài 2: Tìm góc giữa 2 đường thẳng : d1 : x + 3 y = 0 ; d2 : x + 10 = 0
Trả lời:
Vectơ pháp tuyến của 2 đường thẳng là n1 = ( 1; 3 ) ; n2 = ( 1; 0)
cos (d1; d2 ) = |n1.n2||n1|.|n2| = |1.1+ 3.0|1+3.1+ 0 = 12 => (d1; d2 ) = 600
Bài 3: Tính khoảng cách từ điểm M(2; -1) đến đường thẳng Δ : 3x – 4y – 12 = 0
Trả lời:
d( M; Δ) = |3.2-4.(-1)-12|32+42 = 25
2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)
Bài 1: Xét vị trí tương đối của 2 đường thẳng sau và tìm giao điểm( nếu có)
2x − 5y + 3 = 0 và 5x + 2y − 3 = 0
Trả lời:
- a) Ta có : 25 ≠ -52 => 2 đường thẳng cắt nhau
Tọa độ giao điểm là nghiệm của hệ : 2x − 5y + 3 = 0 ; 5x + 2y − 3 = 0
=> x = 929 ; y = 2129
Vậy 2 đường thẳng cắt nhau tại điểm (929; 2129)
Bài 2: Tính khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d
- a) A( 0; 2) ; d trùng với trục Ox b) A≡ O ; d : 3x + 4y – 225 = 0
Trả lời:
- a) d trùng với trục Ox => d : y = 0 => d ( A; d) = |2|1 = 2
- b) d( A; d) = |0+0-225|9+16 = 45
Bài 3: Tìm m để 2 đường thẳng sau vuông góc với nhau : Δ1 : 2x – 3y + 4 = 0 và
2 :{x=2-3t y=1-4mt
Trả lời:
Vectơ pháp tuyến của 2 đường thẳng là n1 = ( 2; -3) ; n2 = ( 4m; -3)
Hai đường thẳng vuông góc ⬄ n1 . n2 = 0 ⬄ 2.4m + (-3).(-3) = 0 ⬄ m = - 98
Bài 4: Tìm m để góc tạo giữa hai đường thẳng sau bằng 450
d1 : x + y - 10 = 0 và d2 : 2x + my + 97 = 0
Trả lời:
Vectơ pháp tuyến của 2 đường thẳng là n1 = ( 1; 1 ) ; n2 = ( 2; m)
cos (d1; d2 ) = |n1.n2||n1|.|n2| = |1.2+1.m|1+1.4+ m2 = cos 450 = 22
=> 4 + m2 = 4 + 4m + m2 ⬄ m = 0
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Bài 1: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm M (−2;−5) và song song với đường phân giác góc phần tư thứ nhất.
Trả lời:
+) Đường phân giác góc phần tư thứ nhất Δ : x – y = 0
+) d // Δ => d: x – y + c = 0 ( c ≠ 0)
+) d đi qua M( -2; -5) => (-2) – (-5) + c = 0 => c = -3
Vậy d : x – y – 3 = 0
Bài 2: Tìm khoảng cách giữa 2 đường thẳng d1 : 7x + y - 3 = 0 ; d2 : 7x + y + 12 = 0
Trả lời:
+) Vectơ pháp tuyến của 2 đường thẳng là n1 = ( 7; 1) ; n2 = ( 7; 1)
=> n1 và n2 cùng phương => 2 đường thẳng song song hoặc trùng nhau
Mà A(0; 3) d1 nhưng A ∉ d2 => 2 đường thẳng song song
+) d (d1 ; d2) = d (M ; d2) = |7.0+3.1+12|72+ 12 = 322
Bài 3: Viết phương trình đường thẳng d // và cách đường thẳng Δ: y – 3 = 0 một khoảng cách bằng 5
Trả lời:
d // Δ => d : y + c = 0
M(0; 3) Δ
d( d; Δ) = 5 ⬄ d ( M; d) = 5 => | 3+c|0+1 = 5 ⬄ 3 + c = 5 hoặc 3 + c = - 5
⬄ c = 2 hoặc c = -8
Vậy có hai phương trình thỏa mãn là y + 2 = 0 hoặc y – 8 = 0
Bài 4 : Cho đường thẳng ∆ : 3x − y +1 = 0 và điểm I(1;2) . Tìm phương trình đường thẳng ∆’ đối xứng với ∆ qua điểm I
Trả lời:
Lấy điểm M ( 0; 1) nằm trên đường thẳng ∆
Gọi điểm M’ đối xứng với M qua điểm I (1;2) => M' = (2;3)
Đường thẳng ∆’ đối xứng với ∆ qua I là đường thẳng đi qua điểm M’ và song song với ∆ => có vectơ pháp tuyến n = (3;−1)
Vậy phương trình của ∆’ là: 3(x − 2) − (y − 3) = 0 ⬄ 3x − y −3 = 0
4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)
Bài 1: Tìm m để 3 đường thẳng sau đồng quy :
d1 : 2x + y - 4 = 0 ; d2 : 5x – 2y + 3 = 0 ; d3 : mx + 3y - 2 = 0
Trả lời:
Tọa độ giao điểm của d1 và d2 là nghiệm của hệ 2x + y = 4 ; 5x – 2y = -3
=> x = 59 ; y = 269 => I (59 ; 269)
Để 3 đường thẳng đồng quy ⬄ I thuộc d3 ⬄ 59 . m + 3. 269 – 2 = 0 ⬄ m = -12
Bài 2: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy , viết phương trình đường ∆ thẳng song song với đường thẳng d: 2x − y + 2023 = 0 và cắt hai trục tọa độ tại M và N sao cho MN = 35
Trả lời:
Do ∆ qua M (m;0) ∈ Ox và N(0;n) ∈ Oy (với m, n ≠ 0) => Δ: xm + yn = 1
hay Δ: nx + my – mn = 0
Δ // d => n-2 = m-1 ⬄ n = -2m
MN = 35 => m2+n2 = 35 ⬄ 5m2 = 35 => m = ±3
+) m = 3 => n = -6 => Δ: -6x + 3y +18 = 0
+) m = -3 => n = 6 => Δ: 6x – 3y +18 = 0
Bài 3: Cho đường thẳng d đi qua hai điểm phân biệt M1 (x1; x2 ) và M2 (x2 ; y2 ). Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để đường thẳng Ax + By + C = 0 song song với d là Ax1 + By1 + C = Ax2 + By2 + C ≠ 0
Trả lời:
Vectơ chỉ phương của đường thẳng d là : M1M2 = ( x2 – x1 ; y2 – y1)
Vectơ pháp tuyến của đường thẳng Ax + By + C = 0 là : n = ( A; B)
Để 2 đường thẳng song song ⬄ M1M2 . n = 0 ⬄ A.( x2 – x1) + B.( y2 – y1) = 0
⬄ Ax1 + By1 = Ax2 + By2 ⬄ Ax1 + By1 + C = Ax2 + By2 + C
Mà điểm M1 (x1; x2 ) không nằm trên Ax + By + C = 0 => Ax1 + By1 + C ≠ 0
Bài 4 : Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy , cho điểm M (−1;2) và hai đường thẳng d1 : x + 2y +1 = 0 ; d2 : 2x + y + 2 = 0 . Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua M và cắt d1 tại A, cắt d2 tại B sao cho MA = 2.MB
Trả lời:
Ta có ∆ ∩ d1 = A => A∈ d1 => A(−1− 2a; a)
∆ ∩ d2 = B => B ∈ d2 => B(b; −2 − 2b) .
=> MA = (−2a;a − 2); MB = ( b + 1; -2b − 4)
Do ∆ đi qua M => A, B, M thẳng hàng ; và MA = 2.MB
=> MA = 2. MB hoặc MA = (-2). MB
+) TH1 : MA = 2. MB
⬄ -2a = 2.( b + 1) ; a – 2 = 2.( -2b – 4)
⬄ a = 23 ; b = - 53 => A(-73; 23) và B(-53; 43)
Khi đó đường thẳng ∆ đi qua M ( -1; 2) và nhận AB = (23; 23) = ( 1; 1) là vectơ pháp tuyến => ∆ : x – y + 3 = 0
+) TH2 : MA = (-2). MB
⬄ -2a = (-2).( b + 1) ; a – 2 = (-2).( -2b – 4)
⬄ a = -2 ; b = -3 => A( 3; -2) ; B(-3; 4)
Khi đó đường thẳng ∆ đi qua M ( -1; 2) và nhận AB = (-6; 6) là vectơ pháp tuyến
=> ∆ : x + y – 1 = 0
Vậy có 2 đường thẳng cần tìm là x – y + 3 = 0 hoặc x + y – 1 = 0