Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4: Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. BÀI THƠ ĐƯỜNG NÚI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Đọc văn bản
- Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "say đắm của người viết"): Giới thiệu vấn đề – Lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết.
- Phần 2 (tiếp theo đến "xao xuyến, bay múa, ca hát"): Giải quyết vấn đề - Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đường núi
- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề - Khẳng định cái tài của Nguyễn Đình Thi
- Thể loại: văn bản nghị luận
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
- Nêu vấn đề
- Bài thơ là những nét chấm phá nghệ thuật của tác giả, qua đó nói lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết
=> Tác giả khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Giải quyết vấn đề
- Đặc sắc về nghệ thuật
- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đặc sắc giàu sức gợi tả, gợi cảm
- Sáng tạo nên âm điệu: lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ, tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh.
- Độ dài ngắn của các câu thơ 3
- Cảm nhận về tình yêu vùng đất
- Bài thơ là vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi.
- Những câu văn nói lên tình yêu của người viết: ấy là tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình. Ấy là nhìn rọi vào đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến, bay múa, ca hát.
- Kết thúc vấn đề
- Tác giả đã khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
- Sự đồng cảm của nhà phê bình với văn bản
- Người bình thơ đã có sự đồng cảm với tác giả bài thơ: người bình thơ cảm nhận, thấu hiểu được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo của nhà thơ dành cho thiên nhiên, con người nơi đây.
=> Nhờ sự đồng cảm nên nhà phê bình có sự phát hiện rất tinh tế là âm điệu câu thơ chính là âm điệu của nội tâm chứ không phải âm điệu được tạo nên bởi cách hiệp vần.
=>Tài năng, sự tinh tế và tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước của Vũ Quần Phương.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung - Ý nghĩa
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.
- Nghệ thuật
- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng
- Ngôn từ bình dị, gần gũi
- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục
- Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 4: Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi (Vũ Quần Phương)